YOMEDIA

40 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Cấu trúc tế bào Sinh học 10 có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo: 

40 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Cấu trúc tế bào Sinh học 10 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệmtự luận cấu trúc tế bào trong chương trình Sinh học 10 sẽ giúp các em ôn tập và đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng các em đạt nhiều thành tích cao trong kỳ thi sắp tới. 

ADSENSE
YOMEDIA

40 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP

CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO SINH HỌC 10 CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn => hoạt động trao đổi chất và năng lượng với môi trường diễn ra mạnh mẽ => sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn.

Câu 2. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn.

Phương pháp nhuộm Gram phân lập Vi khuẩn thành 2 nhóm lớn:

  • VK Gram dương: thành tế bào dày, bắt màu tím.
  • VK Gram âm: thành tế bào mỏng, bắt màu đỏ.

⇒ Từ những đặc điểm của 2 lnhoms vi khuẩn mà có thể nhận biết và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại, ngăn ngừa sự bùng phát của chúng, bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật khác.

Câu 3. Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn.

  • Ở vi khuẩn, ngoài ADN vùng nhân còn có các ADN vòng nhỏ gọi là Plasmit.
  • Các plasmid không phải là yếu tố nhất thiết phải có đối với sự sống tế bào, nhưng khi có mặt, chúng đem lại cho tế bào nhiều đặc tính chọn lọc quý giá như có thêm khả năng phân giải một số hợp chất, chống chịu với nhiệt  độ bất lợi, chống chịu với các kháng sinh… 

Câu 4. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh.

  • Thuốc kháng sinh (Trụ sinh) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cụ thể:
    • Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn (vỏ) của vi khuẩn.
    • Ức chế chức năng của màng tế bào.
    • Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein.
    • Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic.

Câu 5. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?

  • Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh.
  • Vi khuẩn có được gen kháng thuốc là do 3 nguyên nhân:
    • Đột biến gen.
    • Lai tạo gen giữa các dòng vi khuẩn.
    • Hiện tượng chuyển gen giữa các dòng vi khuẩn.

Câu 6. Nêu cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài tế bào nhân sơ?

  • Thành tế bào: là một trong những thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn. Được cấu tạo chủ yếu từ peptiđôglican, có chức năng quy định hình dạng tế bào.
  • Vỏ nhầy: Làm tăng sức bảo vệ tế bào, bám dính vào các bề mặt.
  • Roi: Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
  • Lông: Ở 1 số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

Câu 7. Trình bày cấu trúc, chức năng của tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ?

  • Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ  khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • Vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN  mạch vòng duy nhất. Là nơi lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền và là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Câu 8. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị đầu độc?

  • Gan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng giải độc.  Như vậy khi uống rượu nhiều thì các tế bào gan hoạt động mạnh để khử chất độc của rượu, bảo vệ cơ thể. Do đó tế bào gen có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển mạnh để khử chất độc hại, bảo vệ cơ thể.
  • Uống rượu nhiều có hại cho cơ thể vì tế bào gan có khử độc nhưng chúng cũng chỉ hoạt động được trong một giới hạn nào đó. Vì vậy con người không nên uống nhiều rượu.

Câu 10. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, bản chất là ADN. Trên ADN có các gen quy định mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11 - 20 câu hỏi tự luận ôn tập Cấu trúc tế bào môn Sinh học lớp 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 21. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho rằng: Sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn KỊ khí với tế bào?

  • Ti thể là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
  • Ti thể chứa ADN vòng giống Vi khuẩn, Riboxom riêng giống Vi khuẩn và hệ enzim riêng. Do vậy Ti thể có khả năng tự tổng hợp một số loại protein cần thiết cho mình. Tất cả các ti thể trong tế bào đều được tạo ra bằng cách tự nhân đôi những ti thể đã tồn tại trước đó.

=> Ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn kị khí sống cộng sinh trong tế bào nhân chuẩn.

Câu 22. Trình bày chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng sinh chất của tế bào nhân thực.

Chức năng các thành phần:

  • Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và cho 1 số chất khuếch tán qua.
  • Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa các tế bào trong mô.
  • Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng.
  • GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các tế bào lạ.

Câu 23. Nêu hai trạng thái sol và gel và vai trò của chúng trong tế bào?

Chất nguyên sinh dạng keo có các phân tử bám xung quanh và có độ nhớt

  • Khi ở dạng sol (1/2 lỏng, ngoài hạt keo có nước tự do bám xung quanh)  độ nhớt
  • Khi chất nguyên sinh gặp trường hợp mất nước thì sẽ chuyển từ trạng thái sol  gel (1/2 rắn vì các phân tử nước tự do bay mất còn lại nước liên kết)  có tính đàn hồi

Vai trò:

  • Trạng thái sol: tế bào thực hiện mọi phản ứng
  • Trạng thái gel: bắt đầu giảm phản ứng hoá học, tăng tính chống chịu

Câu 24. Khi chẻ rau muống rồi ngâm vào nước muối. Điều gì sẽ xảy ra?

Nước muối là môi trường ưu trương => Nước trong các tế bào rau muống bị hút ra ngoài => Tế bào Rau muống bị mất nước sẽ co nguyên sinh => Rau muống héo.

Câu 25. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng nào mà giúp thành tế bào thực hiện được vai trò trên?

  • Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozơ, có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.
  • Xenluloz là chất trùng hợp (polime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozo.
  • Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1-4 glicozit tạo nên sự đan xen một “xấp”, một “ngửa” nàm như dảy băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh.
  • Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc.

Câu 26. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?

  • Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin                                       
  • Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt → tạo thành túi → bộ máy gôngi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit → glycoprotein hoàn chỉnh → đóng gói → đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.  

Câu 27. Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải từ một số tế bào có kích thước lớn?

  • Mỗi tế bào sẽ duy trỳ sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có hiệu quả hơn
  • Kích thước tế bào nhỏ → S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn

Câu 28. Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào?

Tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi (actin), sợi trung gian. Cả sợi trung gian và sợi actin đều được néo chặt vào protein ở phía bên trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt đông như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn sợi actin xác định hình dạng tế bào

Câu 29. Tại sao khi tiến hành ghép các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể lại xảy ra hiện tượng đào thải?

Câu 30. Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin?

  • Quá trình tổng hợp glicôprôtêin:
    • Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với prôtêin
    • Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất
    • Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hat.
    • Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để tổng hợp nên glicoprotein
  • Chức năng của glicoprotein:
    • Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau.
    • Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 31 - 40 câu hỏi tự luận ôn tập Cấu trúc tế bào môn Sinh học lớp 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 40 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Cấu trúc tế bào Sinh học 10 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF