Mời các em cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Lý thuyết áp dụng giải dạng bài tập Xác định hình thái, cấu trúc NST qua các kì phân bào Sinh 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về phân bào đã học
HÌNH THÁI, CẤU TRÚC NST QUA CÁC KÌ PHÂN BÀO
A. Lý thuyết
* Nguyên phân
Các kì phân bào |
Hình thái NST |
Cấu trúc |
Trung gian |
- Sợi mảnh |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì đầu |
- Xoắn lại, co ngắn |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì giữa |
- Xoắn và co ngắn cực đại |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì sau |
- Xoắn và co ngắn |
- NST đơn |
Kì cuối |
- Sợi mảnh |
- NST đơn |
* Giảm phân
Các kì giảm phân 1 |
Hình thái NST |
Cấu trúc |
Trung gian |
- Sợi mảnh |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì đầu1 |
- Xoắn lại, co ngắn |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì giữa 1 |
- Xoắn và co ngắn cực đại |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì sau 1 |
- Xoắn và co ngắn |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì cuối 1 |
- Sợi mảnh |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Các kì giảm phân 2 |
Hình thái NST |
Cấu trúc |
Trung gian |
- Sợi mảnh |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì đầu2 |
- Xoắn lại, co ngắn |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì giữa2 |
- Xoắn và co ngắn cực đại |
- Dạng kép, gồm 2 crômtit, dính nhau ở tâm động |
Kì sau2 |
- Xoắn và co ngắn |
- NST đơn |
Kì cuối2 |
- Sợi mảnh |
- NST đơn |
B. Bài tập
Câu 1: Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân có hoạt động nào xảy ra?
A. Sinh tổng hợp các chất
B. Nhân đôi NST
C. Hình thành thoi vô sắc
D. Cả A và B
Hướng dẫn giải
Quá trình nguyên phân không bao gồm kì trung gian (sinh tổng hợp các chất, nhân đôi NST).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?
A. Màng nhân dần tiêu biến
B. NST dần co xoắn
C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
D. Thoi phân bào dần xuất hiện
Hướng dẫn giải
Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử không tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa
D. Bắt đầu dãn xoắn
Hướng dẫn giải
Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử bắt đầu co xoắn lại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở
A. Kì giữa
B. Kì sau
C. Kì đầu
D. Kì cuối
Hướng dẫn giải
Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở kì đầu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa .
C. Sau.
D. Cuối.
Hướng dẫn giải
Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa .
C. Sau.
D. Cuối.
Hướng dẫn giải
Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì sau
C. Kì cuối
D. Kì giữa
Hướng dẫn giải
Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân vì các NST đóng xoắn cực đại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng
A. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
B. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.
Hướng dẫn giải
Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
B: kỳ giữa GP I
C: Kỳ sau I
D: Kỳ sau NP hoặc kỳ sau II.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ?
A. 4 hàng
B. 3 hàng
C. 2 hàng
D. 1 hàng
Hướng dẫn giải
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
A. Kì giữa.
B. Kì sau.
C. Kì cuối.
D. Tất cả các kì trên.
Hướng dẫn giải
Trong GP II, NST kép tồn tại ở kỳ đầu và kỳ giữa, đến kỳ sau và kỳ cuối các NST đã tách thành các NST đơn.
Đáp án cần chọn là: A
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-18 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết áp dụng giải dạng bài tập Xác định hình thái, cấu trúc NST qua các kì phân bào Sinh 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Protein Sinh học 10 có đáp án
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Cấu trúc và chức năng của Protein Sinh học 10
Chúc các em học tập tốt !