YOMEDIA

Luyện tập kiến thức Tệp và các thao tác với tệp Tin học 11

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Luyện tập kiến thức Tệp và các thao tác với tệp Tin học 11 bao gồm các kiến thức trọng tâm cần nhớ và các câu hỏi trắc nghiệm do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức trọng tâm để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

ATNETWORK

1. Lý thuyết cần nhớ

1.1. Vai trò và đặc điểm kiểu tệp

- Vai trò: Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài để sử dụng về sau. VD: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB,..

- Đặc điểm: Không bị mất khi ngắt điện, lượng thông tin lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ ngoài.

1.2. Khai báo biến tệp   

Var < tên biến tệp > : Text ;

1.3. Thao tác với tệp

1.4. Một số hàm thường dùng đối với tệp văn bản

- Hàm EOF();

- Hàm EOLN();

2. Luyện tập

Câu 1: Dữ liệu kiểu tệp được lưu ở đâu?

A. được lưu trữ trên ROM

B. được lưu trữ trên RAM

C. chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng

D. được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài

Hướng dẫn giải

Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhờ ngoài (đĩa mềm, đĩa cứng, CD, thiết bị nhớ Flash…) và không bị mất đi khi tắt nguồn điện.

Đáp án D

Câu 2: Phát biểu nào đúng về dữ liệu kiểu tệp?

A. Sẽ bị mất hết khi tắt máy

B. Sẽ bị mất hết khi chương trình thực hiện xong

C. Được lưu trữ lâu dài trên bộ nhớ ngoài

D. Không bao giờ bị mất

Hướng dẫn giải

Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhờ ngoài (đĩa mềm, đĩa cứng, CD, thiết bị nhớ Flash…) và không bị mất đi khi tắt nguồn điện.

Đáp án D

Câu 3: Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có đặc điểm ra sao?

A. Không được lớn hơn 8Kb

B. Không được lớn hơn 128Mb

C. Không được lớn hơn 1Gb

D. Có thể rất lớn và chi phụ thuộc vào dung lượng đĩa

Hướng dẫn giải

Kiểu dữ liệu tệp có những đặc điểm sau:

   + Được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài và không bị mất khi tắt nguồn điện.

   + Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng của đĩa.

Đáp án D

Câu 4: Trong Pascal, để khai báo biên tập văn bản là sử dụng cú pháp nào?

A. Var < tên tệp >: text;

B. Var < tên biến tệp >text;

C. Var < tên tệp > string;

D. Var < biến tệp > string;

Hướng dẫn giải

Khai báo biến tệp văn bản có dạng Var < tên biến tệp >:text;

Đáp án B

Câu 5: Trong Pascal, để khai báo hai bên tệp văn bản f1, f2 ta viết câu lệnh ra sao?

A. var f1, f2: text;

B. var f1,f2: txt;

C. var f1.txt, f2.txt;

D. var f1.txt; f2.txt; 

Hướng dẫn giải

Trong Pascal, để khai báo hai bên tệp văn bản f1, f2 ta viết câu lệnh var f1, f2: text;

Đáp án A

Câu 6: Để gán tên tệp cho biến tệp ta sử dụng câu lệnh nào?

A. < biến tệp > := < tên tệp >;

B. < tên tệp > =< biến tệp >;

C. assign (< biến tệp > < tên tệp >);

D. assign (< tên tệp >.< biến tệp >);

Hướng dẫn giải

Để thao tác với tệp, trước hết phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục:

Assign (< biến tệp > < tên tệp >);

Đáp án C

Câu 7: Để gán tệp KETQUA.TXT cho biến tệp f ta sử dụng câu lệnh nào?

A. f:='KETQUA.TXT';

B. 'KETQUA.TXT':=f;

C. assign(f, 'KETQUA.TXT');

D. assign('KETQUA.TXT',f);

Hướng dẫn giải

Để thao tác với tệp, trước hết phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục:

Assign(,);

→ assign(f, 'KETQUA.TXT'); là phép gán đúng

Đáp án C

Câu 8: Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản, ta có thể sử dụng thủ tục nào?

A. read (< tên tệp >, < danh sách biến >);

B. read (< biến tệp >, < danh sách biến >);

C. Real (< tên tệp >, < danh sách biến >);

D. Real (< biến tệp >, < danh sách biến >);

Hướng dẫn giải

Câu lệnh dùng thủ tục để đọc:

Read (< biến tệp >, < danh sách biến >); hoặc Readln (< biến tệp >, < danh sách biến >);

Đáp án B

Câu 9: Để ghi dữ liệu vào tệp văn bản, ta có thể sử dụng thủ tục nào?

A. read (< tên tệp >, < danh sách kết quả >);

B. read (< biến tệp >, < danh sách kết quả >);

C. write (< tên tệp >, < danh sách kết quả >);

D. write (< biến tệp >, < danh sách kết quả >);

Hướng dẫn giải

Câu lệnh dùng thủ tục để ghi là:

Write (< biến tệp >, < danh sách kết quả >);

hoặc Writeln (< biến tệp >, < danh sách kết quả >);

Đáp án D

Câu 10: Mở tệp để đọc dữ liệu, ta sử dụng thủ tục nào?

A. Reset (< tên tệp >);

B. Reset (< biến tệp >);

C. Rewrite (< tên tệp >);

D. Rewrite (< biến tệp >);

Hướng dẫn giải

Mở một tệp đã gắn với một biết tệp để đọc ta dùng thủ tục:

Reset (< biến tệp >);

Đáp án B

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-20 , các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Luyện tập kiến thức Tệp và các thao tác với tệp Tin học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON