YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập về Kiểu xâu Tin học 11

Tải về
 
NONE

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệuLý thuyết và bài tập ôn tập về Kiểu xâu Tin học 11 sẽ giúp các em sẽ củng cố các kiến thức trọng tâm về kiểu dữ liệu dạng xâu để có thể ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. Lý thuyết cần nhớ

1.1. Khái niệm

- Xâu: Là một dãy kí tự trong bảng mã ASCII. Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.

 - Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu .

 - Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.

1.2. Khai báo

Var< tên biến >:string[độ dài lớn nhất của xâu];

Hoặc Var < tên biến >:string;

1.3. Các thao tác xử lí xâu

- Ghép xâu: +

- So sánh: <, >, <>, =

1.4. Hàm, thủ tục trên xâu

- Hàm copy(S, vt, N)

Ý nghĩa: Tạo xâu gồm N kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.

- Hàm length(S)

Ý nghĩa: Cho giá trị độ dài xâu S.

- Hàm pos(s1, s2)

Ý nghĩa: Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.

- Hàm upcase(ch):

Ý nghĩa: Giới thiệu ý nghĩa của hàm upcase và cách sử dụng.

- Thủ tục Delete(S,vt,n)

Ý nghĩa: Xoá n kí tự của xâu S bắt đầu từ vị trí vt.

- Thủ tục Insert(S1,S2,vt)

Ý nghĩa: Chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí vt

2. Luyện tập

Câu 1: Xâu là:

A. mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự            

B. các kí tự đặc biệt trong bảng mã ASCII

C. dãy các kí tự số, chữ cái in hoa trong bảng mã ASCII

D. dãy chữ cái in hoa và chữ thường trong bộ mã ASCII

Câu 2: Khái niệm xâu là:

A. dãy kí tự trong bảng mã ASCII                                  

B. dãy kí tự chữ cái, chữ số

C. dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu                            

D. dãy chữ cái trong bộ mã ASCII 

Câu 3: Phát biểu nào ĐÚNG về kiểu dữ liệu xâu?

A. Là dãy các kí tự

B. Là dãy các kí tự chữ

C. Là dãy các kí tự dấu

D. Là dãy các kí tự số

Câu 4: Hãy chọn phương án ĐÚNG về các phép thao tác với xâu?

A. Ghép và so sánh

B. Cộng, trừ, nhân, chia

C. Tính toán và so sánh

D. Cắt, dán, sao chép

Câu 5: Hai xâu được coi là bằng nhau, khi nào?

A. Khi chúng giống nhau hoàn toàn

B. Khi số lượng phần tử bằng nhau

C. Khi cặp kí tự đầu tiên giữa chúng giống nhau

D. Khi có độ dài xâu bằng nhau

Câu 6: Khai báo xâu một biến xâu có độ dài lớn nhất của kiểu xâu. Chọn khai báo ĐÚNG?

A. Var st,s:string;             

B. Var x:string[256];        

C. Var s:string;                 

D. Var s:string[1..255];

Câu 7: Cú pháp để khai báo xâu?

A. Var < tênbiến >:array[độ dài lớn nhất của xâu] of char;

B. Var < tênbiến >= String[độ dài lớn nhất của xâu];

C. Var < tênbiến >= string;

D. Var < tênbiến >: String[độ dài lớn nhất của xâu];

Câu 8: Thực hiện yêu cầu khai báo một biến xâu có độ dài là 50. Chọn khai báo đúng?

A. Var A: string(50);        

B. Var A: string[1..49];    

C. Var A: string[50];        

D. Var A:array[50];

Câu 9: Trong các khai báo sau, khai báo nào dùng để khai báo kiểu xâu?

A. Var St:array[1..4,1..7] of char;                                   

B. Var St:string[256];

C. Var st:string[25];                                                         

D. Var st:char;

Câu 10: Chọn khai báo xâu đúng?

A. Var st: string;               

B. Var st: String[266];      

C. Var st= string[200];     

D. Var st=String;

Câu 11: Cho xâu X:='kiem tra';. Tham chiếu đến phần tử thứ 5 của xâu X cho kết quả là:

A. 5                                    B.''                                          C. '  '                                   D. ‘  ’

Câu 12: Cho xâu X:='ABCABC';. Ta viết X[4]=?

A. A                                   B. B                                        C. 'A'                                  D. ‘A’

Câu 13: Để cho kết quả là độ dài của một xâu X, ta sử dụng hàm (thủ tục) nào?

A. Delete(x)                       B. Pos(x)                                C. Length(X)                     D. Copy(x)

Câu 14: Trong NNLT Pascal, hàm Length(S) cho kết quả là:

A. Độ dài xâu S

B. Số lượng kí tự của xâu không tính dấu cách cuối cùng

C. Độ dài tối đa của xâu S khi khai báo

D. Số lượng kí tự của xâu không tính các dấu cách

Câu 15: Hãy chọn phương án ĐÚNG khi thực hiện thủ tục Insert(s1,s2,vt);

A. Chèn xâu s1 vào xâu s2 bắt đầu từ vị trí vt

B. Chèn xâu s2 vào xâu s1 bắt đầu từ vị trí vt

C. Nối xâu S1 vào xâu S2

D. Sao chép vào cuối s1 một phần của s2 từ vị trí vt

Câu 16: Hàm Pos(s1,s2) có ý nghĩa là:

A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2

B. Chèn xâu s1 vào xâu s2

C. Vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s2 trong xâu s1

D. Vị trí của xâu s1 và s2

Câu 17: Cho xâu st:='abcdef';. Hàm upcase(st[4]) cho kết quả là:

A. 'D'                                 B. D                                       

C. 4                                    D. Lỗi cú pháp

Câu 18: Cho xâu s:='ABCdeF';. Kết quả của thủ tục Delete(S,3,3); là:

A. 'ABC'                            B. 'deF'                                  

C. 'ABF'                             D. Lỗi cú pháp

Câu 19: Cho xâu s1:='123'; và xâu s2:='abcd';. Kết quả của thủ tục Insert(s1,s2,3); là:

A. Thủ tục sai                    B. '123abcd'                           

C. 'ab123cd'                       D. 'abc123d'

Câu 20: Câu lệnh sau thực hiện công việc gì?

             For i:= Length(X) downto 1 do Write(X[i]);

A. Đưa xâu X theo thứ tự đảo ngược

B. Đưa ra màn hình xâu X

C. Đưa ra màn hình từng kí tự của xâu X

D. Đưa ra màn hình từng phần tử của xâu X

Câu 21: Câu lệnh sau thực hiện công việc gì?

           N:= Length(S);

          For i:= 1 to N do write(upcase(S[i]);

A. Đưa ra màn hình xâu S đã được in hoa

B. Đưa ra màn hình xâu S

C. Đưa ra màn hình in hoa kí tự cuối cùng của xâu S

D. Đưa ra màn hình in hoa kí tự thứ i của xâu S

Câu 22: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?

            N:= Length(S);

            For i:= N downto 1 do

                If S[i]= '  ' then Delete(S,i,1);

A. Xoá hết các kí tự trắng có trong xâu S

B. Xoá kí tự trắng đầu tiên có trong xâu S

C. Xoá kí tự trắng cuối cùng trong xâu S

D. Xoá kí tự trắng thừa trong xâu S

Câu 23: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?

         d:=0;

        For i:= 1 to length(st) do

          If  st[i] = 'A' then d:=d+1;

A. Đếm số kí tự A có trong xâu st

B. Xoá các kí tự A có trong xâu st

C. Đếm số kí tự có trong xâu st

D. Xoá các kí tự có trong xâu st

ĐÁP ÁN

1A

2A

3A

4A

5A

6C

7B

8C

9C

10A

11C

12C

13C

14A

15A

16A

17A

18C

19C

20A

21A

22A

23A

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết và bài tập ôn tập về Kiểu xâu Tin học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON