YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm ôn tập về Kiểu mảng Tin học 11

Tải về
 
NONE

Kiến thức trọng tâm ôn tập về Kiểu mảng Tin học 11 được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức về kiểu dữ liệu dạng mảng. Nội dung của tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm cần nhớ và cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

1. Lý thuyết cần nhớ

1.1. Khái niệm mảng

- Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu.

- Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một chỉ số.

- Để mô tả màng một chiều cần xác định kiểu của các phần tử và cách đánh số các phần tử của nó (mỗi phần tử của nó có một chỉ số).

1.2. Khai báo

- Cách 1: Khai báo trực tiếp

Var < tên biến mảng >:array [kiểu chỉ số] of < kiểu phần tử >;

- Cách 2: Khai báo gián tiếp

Type < tên kiểu mảng >= array [kiêu chỉ số] of < kiếu phần tử >;

Var < tên biến mảng >:< tên kiểu mảng >;

1.3. Tham chiếu

Tham chiếu tới phần tử của mảng một chiều được xác định bởi tên mảng cùng với chỉ số, được viết trong cặp dấu ngoặc [ và ].

2. Luyện tập

Câu 1: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc?

            For i:=1 to M do

                 If (i mod 3 = 0) and (i mod 5 = 0) then t:= t+i;

A. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M

B. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M

C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M

D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về mảng một chiều?

A. Là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu

B. Chỉ là dãy các số nguyên

C. Mảng không chứa các kí tự là chữ cái

D. Là dãy vô hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Số phần tử trong mảng tối đa là 255 phần tử

B. Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu dữ liệu

C. Có thể xây dựng mảng n chiều

D. Cần xác định kiểu phần tử của mảng

Câu 4: Cú pháp khai báo gián tiếp mảng một chiều là:

A. Type < tên mảng >= array[kiểu chỉ số] of < kiểu phần tử >;

        Var < tên biến >:< tên mảng >;

B. Type < tên mảng >= array[kiểu chỉ số] of < kiểu phần tử >;

     Var < tên mảng >:< tên biến >;

C. Type < tên mảng >: array[kiểu chỉ số] of < kiểu phần tử >;

     Var < tên biến >=< tên mảng >;

D. Type < tên mảng >: array[Kiểu chỉ số] of < kiểu phần tử >;

     Var < tên biến >:< tên mảng >;

Câu 5: Cú pháp để khai báo trực tiếp mảng một chiều là:

A. VAR < tênbiếnmảng >: ARRAY[Kiểu chỉ số] OF < kiểu phần tử >;

B. TYPE < tênbiếnmảng >: ARRAY[Kiểu chỉ số] OF < kiểu phần tử >;

C. VAR < tênbiếnmảng >: ARRAY[Kiểu phần tử] OF < Kiểu chỉ số >;

D. VAR < tênbiếnmảng >: ARRAY[Kiểu chỉ số]: < kiểu phần tử >;

Câu 6: Cách tham chiếu đến một phần tử trong mảng một chiều:

A. Tên biến mảng, tiếp theo là chỉ số viết trong cặp ( và )

B. Tên biến mảng, tiêp theo là chỉ số viết trong cặp [ và ]

C. Tên kiểu mảng, tiếp theo là chỉ số viết trong cặp [ và ]

D. Tên kiểu mảng, tiếp theo là chỉ số viết trong cặp ( và )

Câu 7: Cách viết nào sau đây tham chiếu đúng phần tử thứ i của mảng D?

A. D[i]

B. D(i)

C. D['i']

D. D[',i,']

Câu 8: Cho khai báo Type X5=array[1..50] of integer; Var x:X5;. Tham chiếu đến phần tử  thứ 15 của khai báo mảng một chiều đã cho, ta viết:

A. x5[15]                     

B. x[15]                        

C. x5[15];                    

D. x[15];

Câu 9: Để tham chiếu đến phần tử thứ N của mảng một chiều X, ta viết:

A. X[100]                    

B. X[N]                        

C. X[N];                       

D. N[x]

Câu 10: Cho khai báo Var A:array[1..50] of char;. Tham chiếu đến phần tử thứ 50 của mảng A, ta viết:

A. A[50]                      

B. A(50)                       

C. 50                            

D. A[50];

Câu 11: Để ghi giá trị của phần tử thứ 1 và thứ 2 của mảng một chiều B, ta viết:

A. read(b[1..2]);           

B. write(B[1],B[2]);     

C. readln(B[1],B[2]);   

D. writeln(B1,B2);

Câu 12:  Để in ra màn hình giá trị của phần tử đầu tiên của mảng một chiều X, ta viết:

A. write(1);

B. write(X[1]);

C. read(X[1]);

D. write(a[1]);

Câu 13: Để in ra màn hình giá trị của phần tử thứ 20 của mảng một chiều A, ta viết:

A. write([20]);             

B. writeln(A(20));        

C. Write(A[20]);          

D. write(A);

Câu 14: Chọn khai báo ĐÚNG?

A. Var B:array[100] of integer;                                  

B. Var B:array[-100] of integer;

C. Var B:array[1...100] of integer;                             

D. Var B:array[1..100] of integer;

Câu 15: Trong các khai báo sau, khai báo nào dùng để khai báo mảng một chiều?

A. Var st:string;                                                          

B. Var f,g:text;

C. Var S:array[1..10] of byte;                                      

D. Var S=array[1..100] of integer;

Câu 16: Yêu cầu khai báo mảng một chiều gồm 100 phần tử có kiểu thực. Chọn khai báo ĐÚNG?

A. Var x:array[1...100] of real;                                   

B. Var S:array[1..100] of integer;

C. Var X:array[1..100] of real;                                   

D. Var S:string[100];

Câu 17: Khai báo mảng một chiều gồm 50 phần tử có kiểu số nguyên byte. Chọn khai báo đúng?

A. Type Xa=array[1..50] of integer; Var A:Xa;

B. Type MANG=array[1..50] of byte; Var A:MANG;

C. Type KB:array[1..50] of byte; Var A:KB;

D. Type KB=array[1..50] of byte; Var kb:KB;

Câu 18: Cho khai báo mảng: Var a:array[1..50] of byte; và đoạn chương trình như sau:

     Begin

        Write(' Nhap so luong phan tu n=');

        Readln(n);

        For i:=1 to n do

             Begin

                Write('a[', i, ']=');

                 Readln(a[i]);

             End;

         S:=0;

         For i:=1 to n do S:=S+a[i];

Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì?

A. Nhập vào một dãy số và tính tổng của dãy số đó

B. Nhập vào một dãy số và đếm số lượng phần tử của dãy đó

C. Nhập vào một mảng A và in ra màn hình dãy số vừa nhập

D. Không thực hiện công việc gì cả

Câu 19: Cho khai báo mảng: Var a:array[1..150] of real; và đoạn chương trình như sau:

     Begin

        Write(' Nhap so luong phan tu n=');

        Readln(n);

        For i:=1 to n do

             Begin

                Write('a[', i, ']=');

                 Readln(a[i]);

             End;

            For i:=1 to n do

              If a[i] > 0 then write(a[i]:4);

 Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì?

A. Nhập vào một dãy số và liệt kê các số dương

B. Nhập vào một số N và in ra các số dương

C. Nhập vào một dãy số và liệt kê các số dương chẵn

D. Nhập vào một mảng A

Câu 20:  Cho khai báo mảng: Var a:array[1..100] of integer; và đoạn chương trình như sau:

     Begin

        Write(' Nhap so luong phan tu n=');

        Readln(n);

        For i:=1 to n do

             Begin

                Write('a[', i, ']=');

                 Readln(a[i]);

             End;

            For i:=1 to n do

              If i mod 2 = 0 then write(a[i]:4);

 Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì?

A. Liệt kê các phần tử tại vị trí chẵn

B. In ra màn hình các phần tử chẵn

C. In ra màn hình các phần tử tại vị trí lẻ

D. Liệt kê các phần tử lẻ

ĐÁP ÁN

1A       2A       3A       4A       5A       6B       7A       8B       9B       10A    

11B     12B     13C     14D     15C     16C     17B     18A     19A     20A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Kiến thức trọng tâm ôn tập về Kiểu mảng Tin học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF