YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 Sinh 12-THPT Lý Thái Tổ năm 2016 có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2016 bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh, giúp các em ôn tập kiến thức thật tốt để chuẩn bị cho kì thi sắp đến.

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút

{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về. Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Kiểm tra giữa học kì môn Sinh học 12 có đáp án--}

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn.

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' -- 3'
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 3' -- 5'
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 5' -- 3'

Câu 2: Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, I0 trong đó IA, IB trội hơn so với I0 sẽ tạo ra được:

A. 4 kiểu hình và 4 kiểu gen.                                    B. 2 kiểu hình và 3 kiểu gen.
C. 6 kiểu hình và 4 kiểu gen.                                    D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen

Câu 3: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Men Đen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1,2,3,4.                                B. 2,3,4,1.                                C. 3,2,4,1.                                D. 2,1,3,4.

Câu 4: Trong quá trình nhân đôi của ADN NST diễn ra trong pha:

A. M của chu kỳ tế bào.                                 B. S của chu kỳ tế bào.
C. G1 của chu kỳ tế bào.                                D. G2 của chu kỳ tế bào.

Câu 5: Tế bào xô ma lưỡng bôi bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. Thể không; 2. Thể một; 3. Thể tứ bội; 4. Thể bốn; 5. Thể ba; 6. Thể lục bội.

Công thức NST của các tế bào trên được viết tương ứng là:

A. 2n, 2n+1, 2n+3, 2n+4, 4n, 6n.                              B. 2n, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 4n, 6n.
C. 2n-2, 2n-1, 4n, 2n+2, 2n+1, 6n.                            D. 2n-2, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 2n+4, 2n+6.

Câu 6: Cho P: aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỷ lệ kiểu hình ở con lai: A - bbD - eeff là:

A. 1/4.                                                 B. 1/8.                                                 C. 1/16 .                                  D. 3/32.

Câu 7: Không thuộc thành phần của một operon nhưng đóng vai trò quyết định hoạt động của operon là?

A. Vùng vận hành.                 B. Vùng khởi động.                C. Vùng mã hóa.                D. Gen điều hòa.

Câu 8: Trong một gia đình mẹ có kiểu gen XB Xb bố có kiểu gen Xb Y sinh được con gái có kiểu gen XB XB Xb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

A. Quá trình giảm phân 2, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Quá trình giảm phân 2, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Quá trình giảm phân 1, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
D. Quá trình giảm phân 1, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

Câu 9: Trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng gây hiện tượng:

A. Đảo đoạn.                            B. Lặp đoạn.          C. Chuyển đoạn.                     D. Hoán vị gen.

Câu 10: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng một cặp A - T thì số liên kết hidro sẽ:

A. Tăng 1.                               B. Tăng 2.                               C. Giảm 1.                               D. Giảm 2.

Câu 11: Gen A bị đột biến thành gen a. Khi gen A và gen a cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a nhiều hơn so với gen A là 12 nu. Dạng đột biến xảy ra với gen a là:

A. Mất một cặp nu.                                                                            B. Mất 2 cặp nu.
C. Thêm 2 căp nu.                                                                              D. Thay thế 1 cặp nu.

Câu 12: Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng AND trên NST là:

A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.                                                   B. Mất đoạn, chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng 1 NST.                      D. Chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 13: Quá trình phiên mã tạo ra:

A. rARN                                   B. mARN
C. tARN                                   D. tARN, mARN, rARN.

Câu 14: Một NST có trật tự gen ban đầu là ABCDEF*GHI bị đột biến tạo thành NST có trật tự gen ABCDCDEF*GHI. Dạng đột biến này:

A. Có thể làm tăng hoặc làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
B. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
C. Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.
D. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

Câu 15: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli khi môi trường có lactozo thì:

A. Protein ức chế không được tổng hợp.
B. Protein ức chế không gắn vào vùng vận hành.
C. Sản phẩm của gen cấu trúc không được được tạo ra.
D. ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}

Trên đây là một số đoạn trích của Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm 2016 - THPT Lý Thái Tổ, các em đăng nhập vào hoc247.net để xem chi tiết nhé. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em có kết quả tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tập và thi tốt!

-- Mod Sinh học 247--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON