Trong đề thi THPT QG, câu hỏi Đọc- hiểu luôn chiếm một số điểm nhất định, đây là phần dễ dàng ăn điểm nếu có phương pháp làm bài và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Để giúp các em ôn luyện tốt hơn, HOC247 chia sẻ đến các em Kĩ năng làm bài Đọc - hiểu ôn thi THPT QG. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em học tập. Chúc các em thành công !
KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC – HIỂU ÔN THI THPT QUỐC GIA
A. Câu Đọc - hiểu ( 3 điểm)
1.
Đề bài người ta thường đưa một khổ thơ hoặc một đoạn và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.
Các câu hỏi thường gặp:
- Xác định thể thơ/ Xác định phong các ngôn ngữ của đoạn trích
- Nội dung chính của khổ thơ/ đoạn trích là gì? (Câu chủ đề của đoạn trích là gì – với đoạn văn)
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ/ đoạn trích? Tác dụng của chúng?
2. Giải quyết đề
2.1. Với thơ
Câu hỏi 1:
- Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát
- Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)
Câu hỏi 2:
Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.
Ví dụ:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể….
=> Nội dung: Trạng thái của con sóng và các cung bậc cảm xúc của tình yêu trong trái tim người con gái đang yêu.
Câu hỏi 3: Phân tích khổ thơ như bình thường, tức là đi từ nghệ thuật đến nội dung của khổ thơ. Xác định nội dung khổ thơ theo trình tự sau: Lớp nghĩa trên bề mặt (diễn xuôi câu thơ) -> liên tưởng, tưởng tượng (các hình ảnh thơ trong câu thơ) -> Dụng ý của tác giả
2.2. Với văn
Câu hỏi 1 (Thường là xác định phong cách ngôn ngữ/ Phương thức biểu đạt/Thao tác lập luận của đoạn trích):
Có một số loại phong cách ngôn ngữ cơ bản sau:
a. Khẩu ngữ (Sinh hoạt): được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường với ba hình thức chủ yêu là trò chuyện, nhật kí, thư từ; tồn tại chủ yếu dưới dạng nói.
Các đặc điểm ngôn ngữ:
- Mang đậm dấu ấn cá nhân
- Dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và cảm xúc.
- Những từ ngữ chỉ nhu cầu về vật chất và tinh thần thông thường (ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…) chiếm tỉ lệ lớn
=> Một số hiện tượng nổi bật: lớp từ ngữ chỉ tồn tại trong phong cách này như tiếng tục, tiếng lóng,…; sử dụng nhiều từ láy, đặc biệt là các từ láy tư (đỏng đa đỏng đảnh, hậu đà hậu đậu, tầm bậy tầm bạ,….); dùng cách nói tắt (hihu, …); sử dụng kết hợp từ không có quy tắc (xấu điên xấu đảo, xấu như con gấu,…)
- Thường sử dụng câu đơn, đặc biệt là những câu cảm thán, câu chào hỏi…
- Kết cấu trong câu có thể tỉnh lược tối đa hoặc dài dòng, lủng củng .
b. Khoa học: dùng trong nghiên cứu, học tậpvới ba hình thức chuyên sâu, giáo khoa và phổ cập; tồn tại chủ yếu dưới dạng viết.
Các đặc điểm ngôn ngữ:
- Sử dụng nhiều và chính xác các thuật ngữ khoa học.
- Sử dụng các từ ngữ trừu tượng, không biểu lộ cảm xúc cá nhân.
- Các đại từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất với ý nghĩa khái quát được sử dụng nhiều như người ta, chúng ta, chúng tôi…
- Câu hoàn chỉnh, cú pháp câu rõ ràng, chỉ có một cách hiểu.
- Câu ghép điều kiện – kết quả thường được sử dụng phổ biến trong phong cách ngôn ngữ này, chứa nhiều lập luận khoa học và khả năng logic của hệ thống.
- Thường sử dụng những cấu trúc khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định (vì hướng tới nhiều đối tượng chứ không bó hẹp trong phạm vi một đối tượng)
c. Báo chí: sử dụng trong lĩnh vực báo chí với ba dạng tồn tại chủ yếu dạng nói (đài phát thanh), dạng hình – nói (thời sự), dạng viết (báo giấy).
Các đặc điểm ngôn ngữ:
- Từ ngữ có tính toàn dân, thông dụng
- Từ có màu sắc biểu cảm, cảm xúc: giật tít trên các báo mạng, báo lá cải
- Sử dụng nhiều từ có màu sắc trang trọng hoặc lớp từ ngữ riêng của phong cách báo chí.
d. Chính luận: Dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội(thông báo, tác động, chứng minh)
Các đặc điểm ngôn ngữ:
- Lập luận chặc chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng xác thực để tỏ rõ quan điểm, lập trường của cá nhân.
- Sử dụng đa dạng các loại câu: đơn, ghép, tường thuật, nghi vấn, cảm thán…
- Câu văn thường dài, chia làm tầng bậc làm tư tưởng nêu ra được chặt chẽ
- Sử dụng lối nói trùng điệp, cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để nhấn mạnh vào thông tin người viết cung cấp
e. Hành chính: Sử dụng trong giao tiếp hành chính (nhà nước – nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước…)
Các đặc điểm ngôn ngữ:
- Lớp từ ngữ hành chính mang nét riêng, nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính
- Dùng những từ ngữ chính xác về nội dung, không sử dụng những từ thể hiện cảm xúc cá nhân
- Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ lớn.
- Sử dụng câu trần thuật là chủ yếu, chỉ có một nghĩa
f. Văn chương: (Bao gồm các thể loại văn học: nghị luận, trào phúng, kịch, văn xuôi (lãng mạn, hiện thực), kí, tùy bút…)
Các đặc điểm ngôn ngữ:
- Các yếu tố âm thanh, vần, điệu, tiết tấu được vận dụng một cách đầy nghệ thuật
- Sử dụng rất đa dạng các loại từ cả từ phổ thông và địa phương, biệt ngữ => độc đáo của phong cách ngôn ngữ văn chương: Mỗi thể loại văn có một phong cách khác nhau và mỗi tác giả có phong cách nghệ thuật khác nhau.
- Cấu trúc câu được sử dụng là hầu hết các loại câu, sự sáng tạo trong các cấu trúc câu thường dựa vào khả năng của người nghệ sĩ.
Xác định phong cách ngôn ngữ văn học dựa trên các đặc điểm ngôn ngữ của chúng. Tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các phong cách với nhau.
Mẹo: Thông thường khi cho một đoạn trích người ra đề sẽ cho biết nguồn trích dẫn của đoạn trích ở đâu. Học sinh có thể dựa vào đó để xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
B. Câu nghị luận xã hội (2 điểm): Trình bày quan điểm cá nhân về một hiện tượng, quan niệm nào đó.
1. Các dạng NLXH thường gặp
1.1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề, hiện tượng đang tồn tại trong đời sống hiện nay.
- Phân loại:
- Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)
- Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)
- Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.
1.2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về các vấn đề của đời sống xã hội như : đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…
- Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng , mục đích sống); Về tâm hồn,tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng…, tính trung thực ,dũng cảm chăm chỉ , cần cù, …); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (Tình mẫu tử , tình anh em, tình thầy trò , tình bạn, tình đồng bào…); Về lối sống, quan niệm sống,…
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần tư liệuTổng hợp kiến thức phần Đọc - hiểu ôn thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---