YOMEDIA

Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thể ôn tập và củng cố các kỹ năng làm bài tập thực hành Vẽ biểu đồ Hoc247 xin giới thiệu tài liệu Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 bao gồm phương pháp xử lý số liệu, kỹ năng chọn biểu đồ và nhận xét biểu đồ Địa lý 12 nằm trong chương trình Địa lý 9. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể làm tốt các bài tập liên quan đến thực hành Địa lý 9 trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9

1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN LOẠI BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP:

a. Tìm hiểu từ lời dẫn để chọn loại biểu đồ:

* Lời dẫn có chỉ định: VD: “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn/cột chồng .....” Với dạng này thì ta vẽ theo chỉ định của lời dẫn

* Lời dẫn không chỉ định:

  • Với biểu đồ đường biểu diễn: thường có lời dẫn với các từ mở: “vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, biến động, phát triển, qua các năm ....”
  • Với biểu đồ hình cột: Thường gợi mở các từ: vẽ biểu đồ so sánh quy mô, khối lượng, sản lượng, diện tích, trong năm..và năm.., qua các thời kì...
  • Với biểu đồ cơ cấu: thường gợi mở bằng các từ: cơ cấu, phân theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo....VD: Giá trị hàng hoá vận chuyển phân theo các loại đường giao thông...

b. Tìm hiểu bảng số liệu để chọn loại biểu đồ:

  • Nếu các đại lượng trong bảng đều là đơn vị % thì phải nghĩ tới biểu đồ cơ cấu hoặc biểu đồ chỉ số phát triển.
  • Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỉ lệ % hoặc tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi thời gian àta chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
  • Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kì (giai đoạn) àchọn biểu đồ hình cột.
  • Trường hợp có hai đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối liên hệ hữu cơ. VD: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng, lãnh thổ diến biến qua một chuỗi thời gian → ta chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường)
  • Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại  lượng khác nhau (tấn, ha, mét...) diễn biến theo thời gian àta chọn biểu đồ chỉ số phát triển.
  • Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia theo từng thành phần cơ cấu như:

Năm

Tổng số

Chia ra (trong đó)

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp- Xây dụng

Dịch vụ

 

→ ta chọn loại biểu đồ cơ cấu.

Tuy nhiên biểu đồ cơ cấu lại có một số loại biểu đồ chủ yếu, cần căn cứ vào đặc điểm của các con số thống kê trong bảng để chọn loại biểu đồ, cụ thể:

  • Biểu đồ hình tròn :Phải có số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ hình tròn. Đối tượng trải qua 1- 3 thời điểm.
  • Biểu đồ cột chồng: Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta khó thể hiện trên biểu đồ hình tròn (vì các góc quạt sẽ quá hẹp), khi đó chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng vì dễ thể hiện hơn. Đối tượng trải qua từ 1-4 thời điểm
  • Biểu đồ miền: khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm

c. Căn cứ vào yêu cầu trong lời kết của câu hỏi để lựa chọn biểu đồ:

            Có nhiều trường hợp trong nội dung lời kết của câu hỏi lại gợi ý nêu yêu cầu vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó.

            VD: Sau khi nêu lời dẫn và đưa ra bảng số liệu, câu hỏi ghi tiếp: Anh, chị hãy vẽ biểu đồ thích hợp về sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước và nêu nhận xét,giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu đó?

2. KĨ THUẬT TÍNH TOÁN, XỬ LÍ SỐ LIỆU PHỤC VỤ VẼ BIỂU ĐỒ:

{-- Nội dung phần 2: kĩ thuật tính toán, xử lí số liệu phục vụ vẽ biểu đồ của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. KĨ THUẬT VẼ TỪNG LOẠI BIỂU ĐỒ:

3.1: Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Dùng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng theo chuỗi thời gian. Không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kì (giai đoạn).

* Kĩ thuật vẽ:

  • Vẽ hệ trục tọa độ, chia tỉ lệ ở hai trục. Đầu 2 trục đứng cần có mũi tên và ghi danh số (đơn vị tính, năm), các năm phải phù hợp tỉ lệ khoảng cách. Năm đầu tiên thường trùng với trục Y.
  • Xác định các đỉnh. Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành đường biểu diễn.  Nếu nhiều đường biểu diễn thì chú ý chia tỉ lệ cho phù hợp, tránh các đường biểu diễn quá sát nhau, không tiện so sánh. Mỗi đường cần có kí hiệu riêng.
  • Hoàn thiện: Lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ

Dạng 1: Biểu đồ có một hay nhiều đường biểu diễn (một hay nhiều đối tượng có cùng đơn vị đo):

VD: Hãy vẽ biểu đồ tình hình gia tăng DS của nước ta từ 1921 đến 1999 (triệu người) theo bảng số liệu sau:

Năm

1954

1960

1965

1970

1976

1979

1989

1999

2003

Số dân (tr người)

23.8

30,2

34,9

41,1

49,2

52,7

64,4

76,3

80,9

 

Hướng dẫn

BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA TỪ NĂM 1921 ĐẾN 1999 (ĐV: triệu người )

Dạng 2: Biểu đồ đường chỉ số phát triển

       VD: Hãy vẽ biểu đồ chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc nước ta qua các năm theo bảng số liệu sau:

Năm

Trâu

(nghìn con)

Chỉ số PT

(%)

(nghìn con)

Chỉ số PT (%)

Lợn

(nghìn con)

Chỉ số PT

(%)

1990

2854,1

100

3116,9

100

12260,5

100

1995

2962,8

103,8

3638,9

116,7

16306,4

133

2000

2897,2

101,5

4127,9

132,4

20196,8

164,7

2002

2814,4

98,6

4062,9

130,4

23169,5

189

 

Hướng dẫn:

 Vẽ biểu đồ:    gồm 4 đường biểu diễn

 

BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC NƯỚC TA TỪ 1990 ĐẾN 2002 ( %)

Dạng 3: Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đối tượng (khác nhau về đơn vị đo)

Biểu đồ này thể hiện động thái phát triển của 2 đối tượng khác nhau về đơn vị đo, nhưng có mối quan hệ với nhau: VD: diện tích và sản lượng, dân số và sản lượng lương thực quy ra thóc...Biểu đồ gồm hai trục đứng (Y và Y’)

      VD: Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ các đường biểu diễn số dân và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 1982 đến năm 1999.

Năm

1982

1984

1986

1988

1990

1992

1994

1996

1999

Số dân (triệu người)

56,2

58,6

61,2

63,2

66,2

69,4

72,5

75,3

76,3

Sản lượng (tr. tấn)

14,4

15,6

16

17

19,2

21,6

23,5

26,4

31,4

Hướng dẫn:

BIỂU ĐỒ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1982 -1999

3.2. Biểu đồ hình cột:

  • Thể hiện sự khác biệt về quy mô khối lượng của một hay một số đối tượng nào đó. Biểu thị mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng.
  • Cách vẽ:
    • Vẽ hệ trục tọa độ có 1 trục X, 1 trục Y (có khi là 2 trục Y). Chia tỉ lệ trên 2 trục sao cho hợp lí, khoa học. Đầu trục ghi danh số. Các mốc năm cần chia theo tỉ tệ tương ứng với khoảng cách năm trên thực tế ( trừ trường hợp có quá nhiều mốc năm, các mốc lại cách nhau quá xa hoặc diễn biến theo thời kì- giai đoạn thì các mốc sẽ chia theo khoảng cách đều)
    • Tại các mốc năm dựng các cột có độ rộng bằng nhau, độ cao dựa vào số liệu.
    • Ghi số liệu trên đỉnh cột. Lập bản chú giải, ghi tên biểu đồ.
    • Trong trường hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa các cột thì ta dùng thủ pháp vẽ cột lớn thành cột gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại.

Dạng 1: Biểu đồ cột đơn của 1 đối tượng trải qua các thời điểm, các thời kì:

VD: Hãy vẽ biểu đồ về sự phát triển dân số nước ta thời kì 1921-1999 (triệu người) theo số liệu sau:

Năm

1921

1939

1960

1970

1980

1990

1993

1999

Số dân

15,6

19,6

30,2

41,9

53,7

66,2

70,9

76,5

 

Hướng dẫn:

Vẽ biểu đồ dạng cột đơn

  Dạng 2:  Biểu đồ cột gộp nhóm của 2  đối tượng có 2 đơn vị đo khác nhau.

       VD:       Hãy vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm trên.

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn)

1975

4856

10293

1980

5600

11647

1985

5704

15874

1990

6028

19225

1997

7091

27545

2000

7666

32529

 

Hướng dẫn

 

Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM

CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN TỪ 1975 – 2000.

Dạng 3: Biểu đồ cột gộp nhóm của nhiều đối tượng có cùng đơn vị tính.

Dạng 4: Biểu đồ thanh ngang:

Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ hình cột khi ta đổi vị trí của trục đứng và trục ngang cho nhau.           

3.3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường):

  • Thường dùng thể hiện động lực phát triển (biểu đồ đường) và cả tương quan độ lớn (cột) giữa các đại lượng qua các thời điểm. Thường gặp ở biểu đồ nhiệt độ-lượng mưa, chế độ mưa và lưu lượng dòng chảy…(các đối tượng có mối liên hệ với nhau)
  • Biểu đồ cần có 2 trục đứng là Y và Y’ với 2 danh số (đơn vị) khác nhau. Cần ghi số liệu trên đỉnh cột và đỉnh đường (nếu khoảng cách không dày quá).

3.4. Biểu đồ hình tròn:

  • Thể hiện cơ cấu và quy mô của đối tượng.
  • Trước khi vẽ chú ý:
    • Chuyển sang giá trị % cơ cấu (nếu có)
    • Quy đổi tỉ lệ % ra độ góc hình quạt
    • Tính bán kính hình tròn (nếu có)
  • Vẽ theo các bước:
    • Dùng compa vạch đường tròn của biểu đồ. Nếu vẽ 2-3 hình tròn thì nên bố trí tâm các hình tròn đó đặt trên cùng một đường thẳng.
    • Vạch tia 12 giờ. Sử dụng thước đo độ vẽ các thành phần cơ cấu hình quạt trong biểu đồ, vẽ bắt đầu từ tia 12 giờ. Vẽ thuận chiều kim đồng hồ. Thứ tự các nan quạt phải đúng trình tự như trong bảng số liệu.
    • Vẽ đến thành phần nào thì làm kí hiệu và ghi chú luôn đến đó.
    • Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu % cho từng thành phần
    • Ghi tên biểu đồ

3.5. Biểu đồ cột chồng:

Thể hiện cơ cấu của các thành phần trong một tổng thể và để so sánh quy mô, khối lượng của các tổng thể đó diễn biến theo thời gian, theo vùng miền (không gian). Biểu đồ này có thể biểu thị giá trị % hoặc giá trị tuyệt đối.

VD : Căn cứ bảng số liệu sau đây :

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành Phố Hồ Chí Minh (nghìn người)

Năm

1995

2000

2002

Nông thôn

1174,3

  845,4

  855,8

Thành thị

3466,1

4380,7

4623,2

 

        Hãy vẽ biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM qua các năm.

Hướng dẫn:

Chú ý: Nếu đề bài này yêu cầu vẽ biểu đồ tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn thì ta phải xử lí bảng số liệu sang tỉ lệ % rồi mới vẽ.

Lập bảng sau: Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM năm 1995 – 2002 (%)

Năm

1995

2000

2002

Nông thôn

25,3

16,2

15,6

Thành thị

74,7

83,8

84,4

Tổng số

100

100

100

 

Vẽ biểu đồ cột chồng theo số liệu đã xử lí:

3.6. Biểu đồ miền (biểu đồ diện- hình chữ nhật) và Chú ý khi vẽ biểu đồ nói chung:

{-- Nội dung phần 3.6: biểu đồ miền và các chú ý khi vẽ biểu của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. KĨ NĂNG NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ : 

  • Khi phân tích biểu đồ:
    • Không thoát ly các dữ kiện trong bảng số liệu.
    • Không nhận xét chung chung (cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhận xét)
  • Trước tiên cần nhận xét khái quát chung, sau đó mới nhận xét chi tiết.
    • Chú ý tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số theo chiều ngang và dọc.
    • Chú ý tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và giá trị trung bình. Đặc biệt chú ý những số liệu, đường nét, cột…. .của biểu đồ mang tính đột biến (tăng nhanh hay giảm nhanh).
    • Có kĩ năng tính tỉ lệ hay tính ra số lần tăng hoặc giảm của các con số để chứng minh cụ thể cho ý kiến nhận xét.
    • Chú ý là nhận xét phải ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, nêu được đặc trưng nổi bật, sát câu hỏi của đề bài.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON