YOMEDIA

Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập tự luận ôn tập chủ đề Cơ cấu kinh tế Địa lí 10

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập tự luận ôn tập chủ đề Cơ cấu kinh tế Địa lí 10 để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về cơ cấu kinh tế. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Câu 1. Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế?

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004

Khu vực

Năm 1990

Năm 2004

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch

vụ

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Các nước phát triển

3

33

64

 

2

27

71

Các nước đang phát triển

29

30

41

25

32

43

Việt Nam

39

23

38

22

40

38

Toàn thế giới

6

34

60

4

32

64

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004.

ĐÁP ÁN

Câu 1. Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.

* Các loại nguồn lực và ý nghĩa của chúng:

- Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội:

+ Vị trí địa lí (vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị và giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới và toàn cầu, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.

+ Nguồn lực tự nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật, khí hậu) là cơ sở tự nhiên quá trình sản xuất:

- Cung cấp các nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác và sản xuất, quy định sự có mặt các ngành sản xuất, quy mô các các ngành sản xuất.

- Các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu, ...) tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trong nông nghiệp các nhân tố tự nhiên có vai trò là yếu tố cơ sở quy định sự phát triển và phân bố sản xuất.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn:

  • Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa lả yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ.
  • Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất; sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
  • Thị trường: quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế; thị trường tiêu dùng còn tăng sức cạnh tranh, tạo nên thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Khoa học - kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vả của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Chính sách và xu hướng phát triển: đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, chính sách kinh tế thông thoáng, mở cửa sẽ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

+ Ngoài ra, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực trong nước (nội lực), nguồn lực ngoài nước (ngoại lực).

Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.

* Ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế:

- Vị trí địa lí:

+ Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng trong nước và các nước trên thế giới bằng đường biển; tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng giàu nguyên, nhiên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp (sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, khoáng sản, thủy điện).

+ Vị trí địa lí của nước ta:

  • Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
  • Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (giông bão, lụt lội, hạn hán).

- Nguồn lực tự nhiên:

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, mang lại nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển: du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển (sản xuất muối, titan, cát thủy tỉnh), giao thông biển.

+ Tây Nguyên có diện tích đất badan rộng lớn trên các cao nguyên xếp tầng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

Nguồn lực kinh tế - xã hội.

+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao, ... Vì vậy, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; lao động có trình độ còn thấp, ... Vì vậy vùng hạn chế về các nguồn vốn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế của vùng.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004

Khu vực

Năm 1990

Năm 2004

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch

vụ

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch

vụ

Các nước phát triển

3

33

64

 

2

27

71

Các nước đang phát triển

29

30

41

25

32

43

Việt Nam

39

23

38

22

40

38

Toàn thế giới

6

34

60

4

32

64

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004.

* Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam:

- Về cơ cấu GDP năm 2004:

+ Các nước phát triển: chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ (71%), tiếp đến là công nghiệp - xây dựng (27%), thấp nhất ỉà nông - lâm - ngư nghiệp (2%).

+ Các nước đang phát triển: chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (43%), tiếp đến là công nghiệp - xây dựng (32%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (25%).

+ Việt Nam: chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp xây dựng (40%), tiếp đến là dịch vụ (38%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (22%).

- Trong giai đoạn 1990 - 2004, cơ cấu GDP theo ngành ở các nhóm nước và Việt Nam có sự thay đổi:

+ Các nước phát triển: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (từ 3% xuống 2%), công nghiệp - xây dựng (từ 33% xuống 27%) và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (64% lên 71%).

+ Các nước đang phát triển: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (từ 29% xuống 25%); tảng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (30% lên 32%) và dịch vụ (41% lên 43%).

+ Việt Nam: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (39% xuống 22%); tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (23% lên 40%); tỉ trọng ngành dịch vụ giữ ở mức ổn định (38%).

=> Ở các nước phát triển và trên toàn thế giới nói chung ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao và có xu hướng tăng; còn ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm.

- Ở các nước đang phát triển và Việt Nam ngành nông - lâm - ngư nghiệp mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao, ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp so với các nước phát triển và thế giới.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án câu 4 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập tự luận ôn tập chủ đề Cơ cấu kinh tế Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF