YOMEDIA

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn vào 10 năm học 2018 trường Lê Qúy Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tải về
 
NONE

Gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2018 - 2019 gồm 2 phần gợi ý trả lời. Với việc đăng tải đề thi này, Học247 hi vọng các em học sinh có thể nắm bắt được đáp án của đề thi vào 10 năm học 2018 - 2019 của trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh nhất, phục vụ cho việc tham khảo để ôn tập của các em chuẩn bị thi vào 10 và tìm kiếm đáp án chính xác nhất của các em học sinh vừa thi xong môn Ngữ văn năm học này của trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ATNETWORK
YOMEDIA

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN TUYỂN SINH VÀO 10
TRƯỜNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU
NĂM HỌC 2018 – 2019

Câu 1:

- Phép lặp từ ngữ: Nếu con

- Phép nối: Nhưng

- Biện pháp tư từ: điệp ngữ

- Tác dụng: Nhấn mạnh việc cần làm và là việc làm tốt nhất, cần thiết nhất đối với những đứa con trong thời điểm đó – đó là sự an ủi, khích lệ, động viên để con tự tin và có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 2:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan niệm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề:

- Mạng xã hội là gì? Mạng xã hội hay còn gọi là mạng xã hội ảo, (trong tiếng Anh gọi là: social network). Là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt thời gian và không gian. Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân trên cùn một trang web (hoặc các doanh nghiệp – nhưng có vai trò như các cá nhân). Các mạng xã hội điển hình hiện nay có thể kể đến như Twitter, Facebook, Instargram, Youtube,…

- Bên cạnh những mặt tiêu cực, có thể thấy mạng xã hội cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc lan truyền những việc tử tế trong xã hội.

2. Bàn luận vấn đề

- Sức mạng của mạng xã hội:

+ Ngày nay, mạng xã hội đóng vai trò như một “Người phán xử”. Rất nhiều việc quan trọng vì nhờ có mạng xã hội mà được trao quyền quan sát, nhận đinh, phán xét,…và có rất nhiều việc nhờ mạng xã hội đã giúp người bị oan tìm được công lí.

+ Mạng xã hội lan tỏa những việc tử tế một cách nhanh chóng.

+ Mạng xã hội giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó, trao đi yêu thương.

+ Mạng xã hội giúp cho những người thất lạc có thể tìm lại nhau.

- Sử dụng mạng xã hội thế nào cho hiệu quả

+ Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi, nó có thể đem đến những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực.

+ Người dùng mạng xã hội cần phải có con mắt đánh giá, nhận định những vấn đề xã hội để không bị truyền thông dắt mũi. Hãy là một người sử dụng mạng xã hội khôn ngoan.

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, thái độ của người dùng sẽ quyết định cho mặt tốt hay mặt xấu trở nên phổ biến.

- Em đã sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Câu 3:

1. Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.
- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

2. Phân tích

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian của người miền cao, gợi nên những nhọc nhằn, gian khổ, đối nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương của mình.

+ So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt không ngại ngần.

- Cha khuyên con nối tiếp tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiến cường của họ.

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:

+ “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang vào đời thì gập ghềnh, gian khó.

+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thử thách, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

3. Tổng kết

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả.

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng đặc biệt khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

 

 

Trên đây là phần gợi ý đáp án cho đề thi vào 10 môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Học247 biên soạn và tổng hợp. Mời các em cùng tham khảo.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON