Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 10 nâng cao Chương 1 - VSV Bài 34 Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng để giúp các em có thể củng cố và luyện tập sau những giờ học trên lớp với nội dung là các bài tập SGK Sinh 10 nâng cao. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.
Bài 1 trang 119 SGK Sinh 10 nâng cao
Hãy nêu đặc điểm của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?
Hướng dẫn giải
Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là:
- Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin: dòng thông tin di truyền từ nhân tế bào đến tế bào chất:
- Tuy nhiên, ở một số virut có quá trình phân mã ngược (ARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin).
- Tổng hợp pôlisaccarit: ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP – glucôzơ. Một số vi sinh vật còn tổng hợp kitin và xenlulôzơ.
- Tổng hợp lipit: bằng cách liên kết glixêrol và các axit béo. Glixêrol là dẫn xuất từ đihiđrôxiaxêtôn – P. Các axit béo được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của các phân tử axetyl – CoA.
Bài 2 trang 119 SGK Sinh 10 nâng cao
Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học. Em hiểu chữ "sinh học" ở đây là gì và tác dụng để làm gì ?
Hướng dẫn giải
- Chữ “sinh học” trong bột giặt sinh học có nghĩa là trong bột giặt chứa ít nhất là một loại enzim từ vi sinh vật dùng tẩy sạch một số vết bẩn do thức ăn gây nên. Trong đó, amilaza có tác dụng tẩy bỏ tinh bột, prôtêza có tác dụng tẩy bỏ thịt và lipaza có tác dụng tẩy bỏ mỡ.
Bài 3 trang 119 SGK Sinh 10 nâng cao
Tại sao trâu bò lại đồng hoá được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ ?
Hướng dẫn giải
- Trâu, bò đồng hoá được cỏ, rơm rạ có giàu chất xơ là vì trong dạ dày của trâu bò có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải các chất xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ và pectin có trong rơm, rạ và cỏ.
Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 10 Chương 1 - VSV Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt!