YOMEDIA

Giải Lý 10 SGK nâng cao Chương 3 Bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực

 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Chương 3 Bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực được biên tập đầy đủ, chi tiết nhằm giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập. Qua đó, các em có thể rèn luyện kĩ năng thực hành, luyện tập thao tác khéo léo , trung thực , tự tin, say mê tìm hiểu khoa học. Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao!

ATNETWORK

Bài 30: Thực hành: Tổng hợp hai lực

1. Mục đích thí nghiệm

+ Kiểm nghiệm lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng lực kế.

2. Cơ sở lý thuyết

+ Tổng hợp hai lực đồng quy:

Tổng hợp lực là thay thế hai hay nhiều lực cùng tác dụng vào vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống như tất cả các lực ấy.

Lực thay thế gọi là hợp lực. Hợp lực của nhiều lực được xác định theo qui tắc của hình bình hành: \(\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}} \)

bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

 

Ta được:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + {F_2}^2 + 2{F_1} + {F_2}cos\alpha } \)

Vì 0o ≤ α ≤ 180o nên -1 ≤ cosα ≤ 1 ⇒ |F1 - F2| ≤ F ≤ |F1 + F2|

+ Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

Hợp lực của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) song song cùng chiều tác dụng vào một vật rắn là một lực \(\overrightarrow {F} \) song song cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó: F = F1 + F2.

bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Giá của hợp lực \(\overrightarrow {F} \) chia khoảng cách giữa hai giá của \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:

\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)

3. Kết quả thí nghiệm

3.1. Tổng hợp hai lực đồng quy

Bảng 30.1

bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Như vậy kết quả đo R theo thực nghiệm gần sát với kết quả xác định theo quy tắc hình bình hành nếu bỏ qua sai số trong quá trình làm thực nghiệm. Vậy lực tổng hợp của hai lực đồng quy tuân theo quy tắc hình bình hành.

3.2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

Bảng 30.2

bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Ta thấy các kết quả đo hợp lực P thu được bằng tính toán gần sát với kết quả thu được trong hai thí nghiệm.

Có sự sai lệch trong kết quả đo là do sai số ở dụng cụ đo và sai số trong quá trình làm thí nghiệm.

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 10 Chương 3 Bài 30 Thực hành Tổng hợp hai lực được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON