YOMEDIA

Đề thi KSCL HSG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu lần 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi KSCL HSG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu lần 2 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khái quát kiến thức Địa lí giúp các em ôn tập chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT QG sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN 2

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC; Khối: 12

 

Câu 1. (2 điểm)

Cho hình ảnh mô phỏng ba hợp chất A, B, C.

a. Hãy cho biết tên của các hợp chất? So sánh cấu trúc và vai trò của ba hợp chất đó trong tế bào?

b. Vì sao enzim amylaza rất quan trọng với các loài động vật ăn thực vật?

Câu 2. (2 điểm)  

a. Nêu các định nghĩa về chu kì tế bào, các pha diễn ra song song với chu kì tế bào và sự kiện chính của mỗi pha?

b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn trải qua pha tiềm phát. Có thể coi pha tiềm phát là pha tĩnh không. Giải thích? Khi nào pha tiềm phát bị kéo dài và khi nào được rút ngắn?

Câu 3: (2 điểm)

a. Một nhà khoa học đã làm thí nghiệm sau: đặt 2 cây A và B vào một phòng kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh nồng độ O2 trong phòng kính này từ 21% đến 0%. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thí nghiệm

Cường  độ quang hợp (mg CO2 / dm2.giờ)

 

   Trường hợp 1

   Trường hợp 2

Cây A

Cây B

20

35

40

41

                       Cây A, B thuộc nhóm thực vật nào? Giải thích?

b. Các hạt đậu thuần chủng của cùng 1 giống được trồng trong các chậu với điều kiện chăm sóc như nhau. Khi các cây có 2 lá mầm tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cắt chồi ngọn của hạt đậu nảy mầm.

- Thí nghiệm 2: Cắt chồi ngọn của hạt đậu nảy mầm, bôi 1 lượng phù hợp ANA lên vết cắt.

- Thí nghiệm 3: Giữ chồi ngọn nguyên vẹn, bổ sung 1 lượng phù hợp kinetin vào lá mầm.

Dự đoán kết quả của 4 thí nghiệm, giải thích?

Câu 4: (2 điểm)

a. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng phát triển ở một số loài động vật, hãy giải thích:

- Để tránh bị bệnh sốt xuất huyết, người dân không nên để nước đọng lâu ngày ở các dụng cụ gia đình như xô, chậu, thùng...

- Bướm không phá hoại mùa màng nhưng nông dân vẫn bẫy loại bỏ.

b. Các phát biểu sau đây đúng hay sai?  giải thích.

 - Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.

- Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha.

- Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.

- Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra.

Câu 5: (2 điểm)

a. Nêu hai khác biệt chính giữa gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ với gen cấu trúc của sinh vật nhân thực?

b. Hãy trả lời những câu hỏi sau:

-. Những loại đột biến nào không làm thay đổi hàm lượng AND trong nhân tế bào?

-. Những loại đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

-. Những loại đột biến nào làm tăng hàm lượng AND trong  nhân tế bào?

Câu 6: (2 điểm

a. Trình bày những vấn đề sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân chính thức.

           - Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?

            - Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là gì?

            - Vào các kì nào của nguyên phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc kép (mỗi nhiễm sắc thể kép  gồm 2 crômatit giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động)?

            - Nuclêôxôm được cấu tạo như thế nào?

b. Vì sao một số đột biến gen gây hại cho thể đột biến nhưng vẫn được di truyền qua các thế hệ?

Câu 7: (2 điểm)

a. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội – lặn hoàn toàn. Hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

              - Khi lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen có hoán vị xảy ra thì tần số hoán vị gen tính bằng tổng tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở đời con.

              - Trong phép lai giữa hai cá thể dị hợp 2 cặp gen với nhau nếu đời sau cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 thì chắc chắn các gen liên kết hoàn toàn với nhau.

            - Để xác định các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể hay trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau ta chỉ có thể dùng phép lai phân tích.

            - Hoán vị gen chỉ xảy ra ở các cơ thể có kiểu gen dị hợp.

 b. Một cơ thể có kiểu gen AaBb (Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2; Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 5). Viết các loại giao tử có thể tạo ra của cơ thể trên trong các trường hợp sau:

            - Một số tế bào rối loạn sự phân li cặp nhiễm sắc thể số 2 trong giảm phân I.

            - Một số tế bào rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể số 5 trong giảm phân II ở 1 trong 2 tế bào con.

Câu 8 (2 điểm):

       Sự phân tính về kiểu hình đời con theo tỷ lệ (3:1) có thể được biểu hiện ở những quy luật di truyền nào? Với mỗi quy luật, cho 1 ví dụ về kiểu gen, kiểu hình của P và kết quả phân li kiểu hình ở đời con.

Câu 9: (2 điểm):

a. Một cây có kiểu gen AaBbDdEe, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội đều trội hoàn toàn. Khi cây trên tự thụ phấn. Tính theo lý thuyết:

- Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn là bao nhiêu?

- Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 1cặp gen đồng hợp trội, 3 cặp gen dị hợp là bao nhiêu?

b. Phân biệt giữa thể tứ bội với thể song nhị bội (về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành và sự tồn tại của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào)? Vì sao thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính?

Câu 10: (2 điểm)

Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ, khi chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì có hoa vàng, kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%.

a. Xác định tần số của alen B.

b. Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình còn lại.

----------HẾT----------

Đáp án đề thi môn Sinh 12 HSG năm 2019-2020

Câu 1. (2 điểm)

a

* Tên của ba hợp chất: A- Tinh bột; B- Glycogen; C- Xenlulozơ

* So sánh:

- Giống nhau:

+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucôzơ.

- Khác nhau:

Hợp chất

Cấu trúc

Vai trò của các hợp chất

Tinh bột

Các \(\alpha \) glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 glucozit tạo thành mạch Amylôzơ không phân nhánh và các mạch Amylôpectin phân nhánh.

Là chất dự trữ trong tế bào thực vật.

Glycogen

Các \(\alpha \) glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 glucozit tạo thành mạch phân nhánh nhiều.

Là chất dự trữ trong tế bào động vật.

Xenlulozơ

Các \(\beta\) glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 glucozit không phân nhánh  tạo thành sợi, tấm rất bền chắc.

Cấu trúc thành tế bào thực vật.

0,5

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

b

Amylaza là enzim phân giải tinh bột thành đường mà tinh bột là chất dự dữ trong tế bào thực vật .Vì thế enzim amylaza rất quan trọng với các loài động vật ăn thực vật.

0,5

 

Câu 2.

a

- Chu kì tế bào là trình tự các sự kiện mà tế bào phải trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân mang tính chất chu kì.

- Về thời gian, chu kì tế bào được xác định là khoảng thời gian giữa hai lần  nguyên phân liên tiếp 

- Các pha diễn ra song song với chu kì tế bào là:

+ Pha G1: Chuẩn bị tế bào chất cho sự phân chia

+ Pha S: NST dạng sợi mảnh tiến hành nhân đôi thành NST kép

+ Pha G2: Tổng hợp protein cân thiết cho sự hình thành thoi vô sắc

+ Pha M: Thời ki nguyên phân của tế bào

0,25

 

0,25

 

 

 

0,5

b

* Không thể coi pha tiềm phát là pha tĩnh, mặc dù số lượng TB ở pha này không tăng 

- Đây là pha cảm ứng của TB vi khuẩn, trong đó các TB cảm ứng cơ chất mới, khởi động các gen cần thiết. Ở pha này diễn ra sự tăng trưởng của TB vi khuẩn. TB tăng cường tổng hợp E, tổng hợp các chất hữu cơ khác, hình thành các cấu trúc mới, tăng kích thước tế bào, tăng kích thước tế bào chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho quá trình phân chia. Về mặt sinh học, đây hoàn toàn không phải quá trình tĩnh 

* Thời gian của pha tiềm phát:

-Nếu cấy giống già (lấy từ pha cân bằng) hoặc cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện pH, nhiệt độ khác so với môi trường cũ thì pha tiềm phát bị kéo dài 

-Nếu cấy giống còn non, khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh (lấy từ pha lũy thừa), có thành phần và điều kiện như lần nuôi trước thì pha tiềm phát được rút ngắn 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

Câu 3.

a

- Cây A: thực vật C3; cây B: thực vật C4.

- Giải thích:

+ Khi giảm nồng độ O2 -> cường độ quang hợp cây A tăng. Cây B hầu như không thay đổi.

+ Hô  hấp sáng phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O2 trong không khí. Nồng độ O2 giảm  -> hô hấp sáng giảm rõ rệt -> tăng cường độ quang hợp.

+ Cây C3 có hô hấp sáng; cây C4 không có hô hấp sáng.

0,25

 

0,25

0.25

 

0.25

b

* Kết quả:

- Thí nghiệm 1: chồi bên sinh trưởng.

- Thí nghiệm 2: thân kéo dài

- Thí nghiệm 3: chồi bên sinh trưởng

b. Giải thích:

-TN 1: Chồi ngọn bị cắt, auxin ở đỉnh sinh trưởng không còn -> không còn ưu thế đỉnh -> sinh trưởng chồi bên.

-TN 2: Chồi ngọn bị cắt, auxin ở đỉnh sinh trưởng không còn -> không còn ưu thế đỉnh , được bổ sung ANA (auxin nhân tạo) -> kéo dài thân, ức chế chồi bên

-TN3: Bổ sung kinetin (Xitokinin nhân tạo) -> giảm tỉ lệ Auxin/Xitokinin -> chồi bên sinh trưởng mạnh, chồi ngọn sinh trưởng yếu đi.

0,25

 

 

 

 

0,25

 

0.25

 

0.25

 

Câu 4. (2 điểm)

{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 4 của Đề thi HSG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5. (2 điểm)

a

- Gen của sinh vật nhân sơ là gen không phân mảnh, có vùng mã hoá liên tục bao gồm toàn trình tự các nuclêôtit mã hoá cho các axit amin.

- Gen của sinh vật nhân thực thường dài hơn gen của sinh vật nhân sơ. Gen của sinh vật nhân thực là gen phân mảnh, vùng mã hoá bao gồm các exon và intron.

0,25

 

0,25

 

b

- Những loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng AND trong nhân tế bào: ĐB gen, ĐB đảo đoạn NST, ĐB chuyển đoạn trên 1 NST.

- Những loại đột biến không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể: ĐB gen, ĐB đảo đoạn NST,  ĐB chuyển đoạn trên 1 NST, các ĐB số lượng NST.

-.Những loại đột biến nào làm tăng hàm lượng AND trong  nhân tế bào: ĐB lặp đoạn, ĐB đa bội, ĐB lệch bội thể ba, thể bốn.

0,25

 

0,75

 

0,5

 

Câu 6. (2 điểm)

a

   Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì Kì giữa  của nguyên phân.

   Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể bao gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon)

   Kì trước và kì giữa (nếu có nói cuối kì trung gian cũng không sai)

   Nuclêôxôm: một khối prôtêin dạng khối cầu, đường kính 11 nm, bên trong chứa 8 phân tử histon, bên ngoài được quấn bởi 1 đoạn ADN có khoảng 146 cặp nuclêôtit (1vòng xoắn).

0,25

0,25

0,25

 

0,25

b

- Đột biến gen thường là gen lặn, khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện kiểu hình à không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.

- Một số tính trạng do gen đột biến quy định nhưng biểu hiện ở giai đoạn muộn, sau tuổi sinh sản à vẫn được di truyền cho thế hệ sau.

- Gen đột biến liên kết chặt với gen có lợi trong nhóm liên kêt.

- Gen đột biến có tác động đa hiệu, quy định nhóm tính trạng có lợi và có hại cho thể đột biến.

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

Câu 7. (2 điểm)

a

a. Sai : vì  khi lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen có hoán vị xảy ra thì tần số hoán vị gen tính bằng tổng tỉ lệ kiểu hình chiếm tỉ lệ thấp ở đời con......

b. Sai : vì trong phép lai giữa hai cá thể dị hợp 2 cặp gen với nhau nếu đời sau cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 thì các gen có thể liên kết hoàn toàn với nhau hoặc có hoán vị gen xảy ra ở một bên với tần số f bất kì .........................

c. Sai : vì để xác định các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể hay trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau ta có thể dùng phép lai khác (VD: lai giữa 2 cá thể dị hợp...)..

d. Sai : vì hoán vị gen xảy ra ở cả cơ thể có kiểu gen đồng hợp và dị hợp........

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

b

- Rối loạn giảm phân I ở cặp NST số 2: AB, Ab, aB, ab, AaB, Aab, B, b.........

- Rối loạn giảm phân II ở 1 trong 2 tế bào con ở cặp NST số 5: AB, Ab, aB, ab, ABB, Abb, aBB, abb, A, a.....

 (Học sinh phải viết đầy đủ các loại giao tử mới được điểm)

0,5

0,5

 

 

Câu 8. ( 2 điểm)

{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 8 của Đề thi HSG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 9. ( 2 điểm)

 

a) P: AaBbDdEe x  AaBbDdEe

- Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn:

                            3/4 x 3/4 x 1/4 x1/4 x C24 = 27/128 ……………………………….

- Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 1cặp đồng hợp trội, 3 cặp dị hợp:

                           2/4 x 2/4 x 2/4 x1/4 x C14 = 1/8 ……..…………………………….

b) * Phân biệt:

Tiêu chí so sánh

Thể tứ bội

Thể song nhị bội

Nguồn gốc

bộ NST

Từ cùng 1 loài

(Cùng nguồn)

Từ 2 loài khác nhau

(khác nguồn)

Cơ chế hình thành

Bộ NST của tế báo không phân li trong nguyên phân hoặc không phân li trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

Thông qua lai khác loài kết hợp đa bội hóa

Tồn tại cặp NST trong tế bào

Tồn tại thành bộ 4 chiếc

Tồn tại thành bộ 2 chiếc

* Thể đa bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì:

Thể đa bội lẻ NST không tồn tại thành từng cặp tương đồng Š Không có khả năng sinh giao tử ............................................................................................................

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

0.25

 

0,25

 

 

0.25

 

0.25

 

Câu 10. (2 điểm)

{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 10 của Đề thi HSG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi KSCL HSG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu lần 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF