YOMEDIA

Đề thi HSG môn Địa lí lớp 12 năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam cấp tỉnh có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi HSG môn Địa lí lớp 12 năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam cấp tỉnh có đáp án bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khái quát kiến thức Địa lí mà các em đã học nhằm giúp các em ôn tập chuẩn bị tốt cho kỳ thi HSG sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

(Đề thi có 07 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn thi      :  ĐỊA LÍ

Thời gian   :  90 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi     :  10/6/2020

Câu 1. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2015.

(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Nước

Ma-lai-xi-a

Thái Lan

Xin-ga-po

Việt Nam

Xuất khẩu

210,1

272,9

516,7

173,3

Nhập khẩu

187,4

228,2

438,0

181,8

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015?

   A. Việt Nam xuất siêu nhiều nhất.                     B. Xin-ga-po xuất siêu nhiều nhất.

   C. Thái Lan xuất siêu ít hơn Xin-ga-po.            D. Ma-lai-xi-a xuất siêu ít hơn Thái Lan.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

TỔNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.

(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)

Năm

2010

2012

2013

2014

2015

In-đô-nê-xi-a

755 094

917 870

912 524

890 487

861 934

Thái Lan

340 924

397 291

419 889

404 320

395 168

Xin-ga-po

236 422

289 269

300 288

306 344

292 739

Việt Nam

116 299

156 706

173 301

186 205

193 412

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng GDP theo giá hiện hành của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015 so với năm 2010?

   A. In-đô-nê-xi-a tăng ít nhất.

   B. Xin-ga-po tăng nhiều nhất.

   C. Thái Lan tăng chậm nhất.

   D. Việt Nam tăng nhanh nhất.

Câu 3. Diện tích trồng lúa nước ở các quốc gia Đông Nam Á hiện nay có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do

   A. nhu cầu sử dụng lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo giảm.

   B. sản xuất lúa đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.

   C. năng suất và sản lượng lúa tăng lên nhanh chóng.

   D. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các nước Đông Nam Á?

   A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú.

   B. Lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao.

   C. Diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

   D. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất mặn và đất phèn phân bố nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

   A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                       B. Đồng bằng sông Cửu Long.

   C. Đồng bằng sông Hồng.                                    D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không đúng về lát cắt A - B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình?

   A. Khu vực Đông Bắc có địa hình thấp nhất toàn lát cắt.

   B. Địa hình có sự phân hóa phức tạp giữa các khu vực.

   C. Hướng nghiêng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

   D. Độ cắt xẻ giảm dần theo hướng nghiêng của địa hình.

Câu 7. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

   A. rửa trôi đất diễn ra mạnh ở các đồng bằng.

   B. bị chia cắt do mạng lưới sông ngòi dày đặc.

   C. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

   D. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Câu 8. Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017.

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2005

2009

2013

2017

Tổng số dân

82393

86025

89760

93672

- Nam

40522

42523

44365

46253

- Nữ

41871

43502

45395

47419

- Thành thị

22333

25585

28875

32814

- Nông thôn

60060

60440

60885

60858

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản thống kê, 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng tình hình dân số của nước ta, giai đoạn 2005 - 2017?

   A. Tổng số dân tăng, nam tăng nhanh hơn nữ.

   B. Tỉ lệ dân nông thôn cao hơn dân thành thị.

   C. Tỉ số giới tính có xu hướng giảm nhưng chậm.

   D. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long?

   A. Cà Mau.             B. Vĩnh Long.                       C. Kiên Giang.                      D. Bạc Liêu.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và kiến thức đã học, cho biết thảm thực vật rừng thưa phân bố tập trung ở những vùng nào sau đây?

   A. Trung du miền núi Bắc Bộ và phía bắc của Đông Nam Bộ.

   B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và phía nam của Tây Nguyên.

   C. Tây Nguyên và phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ.

   D. Bắc Trung Bộ và phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh đặc điểm chế độ nhiệt của trạm khí hậu Lạng Sơn với Điện Biên?

   A. Số tháng lạnh của Lạng Sơn ít hơn Điện Biên.

   B. Nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn thấp hơn Điện Biên.

   C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Điện Biên cao hơn Lạng Sơn.

   D. Biên độ nhiệt của Điện Biên thấp hơn Lạng Sơn.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ đến nước ta?

   A. Khách du lịch quốc tế đến nước ta từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

   B. Khách Ôxtrâylia, Anh, Pháp chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm.

   C. Tỉ trọng khách Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc tăng.

   D. Khách du lịch từ khu vực Đông Nam Á đến luôn có tỉ trọng cao nhất.

Câu 13. Về mặt cấu trúc, địa hình vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta có đặc điểm

   A. có khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ.

   B. gồm các khối núi và cao nguyên.

   C. gồm các dãy núi song song, so le.

   D. có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

Câu 14. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

   A. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

   B. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

   C. hợp tác quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

   D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.

Câu 15. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

   A. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp; phát triển nông nghiệp hàng hóa.

   B. Phát huy lợi thế về lao động; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

   C. Tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.

   D. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Ba (Đà Rằng) chảy theo các hướng nào sau đây?

   A. Bắc - nam, đông bắc - tây nam, tây - đông.

   B. Bắc - nam, tây bắc - đông nam, tây - đông.

   C. Đông bắc - tây nam, bắc - nam, đông - tây.

   D. Tây bắc - đông nam, bắc - nam, đông - tây.

Câu 17. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu do

   A. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

   B. tác động của cách mạng khoa học, công nghệ và quá trình đổi mới.

   C. cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ chuyển dịch theo hướng hiện đại.

   D. kinh tế ngày càng phát triển và năng suất lao động được cải thiện.

Câu 18. Giải pháp nào sau đây không phải để phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?

   A. Phát triển công tác dịch vụ về dầu khí.

   B. Đẩy mạnh công nghiệp lọc, hóa dầu.

   C. Hạn chế khai thác để bảo vệ tài nguyên.

   D. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò.

Câu 19. Trong việc khai thác thế mạnh về thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cần phải quan tâm trước hết vấn đề nào sau đây?

   A. Các thay đổi biến động của môi trường.

   B. Việc đền bù, di dời và tái định cư cho dân.

   C. Vai trò điều tiết nước đối với vùng hạ lưu.

   D. Giải quyết việc làm cho người lao động.

Câu 20. Cho biểu đồ:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 (%)

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng theo nhóm cây của nước ta, giai đoạn 2000 - 2017?

   A. Cây công nghiệp tăng nhanh hơn cây ăn quả.

   B. Cây ăn quả luôn nhỏ nhất và không ổn định.

   C. Cây công nghiệp không ổn định và lớn thứ hai.

   D. Cây lượng thực có hạt giảm và luôn lớn nhất.

Đáp án Đề thi HSG môn Địa lí lớp 12 năm 2019-2020

1

A

11

A

2

D

12

A

3

D

13

B

4

B

14

D

5

B

15

C

6

A

16

B

7

D

17

B

8

C

18

C

9

B

19

A

10

C

20

A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của Đề thi HSG môn Địa lý lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi HSG môn Địa lí lớp 12 năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam cấp tỉnh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF