YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi đội tuyển HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (6đ). Như Menđen đã phát hiện màu hạt xám(A) ở đậu Hà Lan là trội so với hạt trắng(a). Trong các thực nghiệm sau, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen đã sinh ra đời con  được thống kê như sau:

  • Phép lai 1- P: Xám     ×    Trắng ® F1: 82 xám: 78 trắng
  • Phép lai 2- P: Xám     ×    Xám   ® F1: 117 xám: 38 trắng
  • Phép lai 3- P: Xám     ×    Trắng ® F1: 74 xám
  • Phép lai 4- P: Xám     ×    Xám   ® F1: 90 xám

a. Hãy viết kiểu gen có thể có ở mỗi cặp cha mẹ trên.

b. Trong các phép lai 2,3,4 có thể dự đoán bao nhiêu hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng.

c. Để kiểm tra kiểu gen hạt xám ở F1 thì phải thực hiện những phép lai nào?

Vẽ sơ đồ lai minh hòa?

d. Thế nào là phép lai phân tich?

Câu 2: (4 đ)

Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mỗi gen  đều dài 5100A0. gen B có 900A, gen b có 1200G.

a. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen ?

b. Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu ? Tổng số liên kết hiđrô có trong gen đó ?

c. Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất, số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi tế bào con là bao nhiêu ?

d. Khi tế bào hoàn thành giảm phân, số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường bằng bao nhiêu

Câu 3: (2,5đ) Nguyên phân là gì ? Nêu những diễn biến cơ bản trong quá trình nguyên phân.

Câu 4: (4,5đ) Có 5 tế bào tự nhân đôi liên tiếp một số lần tạo ra 1280 tế bào con. Hãy tính số lần tự nhân đôi của mỗi tế bào. (Biết số lần nhân đôi của mỗi tế bào đều bằng nhau).

Câu 5: (3đ)

a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân ?

b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác cơ bản so với kết quả của giảm phân II ? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm ?

ĐÁP ÁN

Câu 1

a)  1. P: Xám     ×    Trắng → F1: 82 xám: 78 trắng » 1:1

⇒ P: Aa × aa → F1: 1Aa: 1aa

     2. P: Xám     ×    Xám → F1:118 xám: 39 trắng» 3:1

⇒ P: Aa × Aa → F1: 1AA: 2Aa: 1aa

     3. P: Xám     ×    Trắng → F1:74 xám(100%)

⇒P: AA × aa → F1: 100% Aa

    4. P: xám     ×    xám  → F1:90 xám

⇒ P: AA × AA → F1: 100% AA

hoặc ⇒ P: AA × Aa → F1: 1 AA: 1Aa

b) Hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng có kiểu gen là Aa.

Số hạt xám có kiểu gen Aa thu được ở:

  • Phép lai 2: 2/3 × 117 = 78.
  • Phép lai 3: 74.
  • Phép lai 4: 0 hạt hoặc 45 hạt.

c) Người ta có thể cho các cây ở F1 lai phân tích

Viết sơ đồ lai:…

 d) - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.

+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.

Câu 2

a.

- Số lượng nuclêôtit trên mỗi gen

\(\frac{L}{{3,4}}x2 = 3000 nu\)

- Số nuclêôtit từng lọai trên mỗi gen

+ Gen B:  A=T= 900 nu           G=X= 1500 – 900 = 6000 nu

+ Gen b: G=X= 1200 nu          A=T= 1500 – 1200 = 300 nu

b.

Khi tế bào bước vào kỳ giữa I, số lượng gen trong cặp tăng lên gấp đôi BBbb ,nên số lượng nuclêôtit mỗi lọai là :

  A=T= (900 x 2) + (300 x 2) = 2400 nu,   G=X= (600 x 2) + (1200 x 2) = 3600 nu

-Tổng số liên kết hiđrô của các gen ở kỳ này là : (2400 x 2) + (3600 x 3) = 15600 lk

c.

Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất tạo ra 2 tế bào chứa các gen BB và bb ,Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi tế bào là :

+ Tế bào : BB :   A=T= 900 x 2 = 1800 nu         G = X = 600 x 2 = 1200 nu

+ Tế bào : bb      A=T=300 x 2 = 600 nu             G = X = 1200 x 2 =2400 nu

d. Khi kết thúc phân bào giảm phân tạo nên 2 lọai giao tử B và b, có số lượng nuclêôtit mỗi loại là :

+ Giao tử B :            A=T= 900 nu          G=X= 600Nu

+ Giao tử b:              A=T=300 nu           G=X= 1200 nu

Câu 3

- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào.

- Nguyên phân diễn biến qua 4 kì.

+ Khì đầu:

  • Các nhiễm sắc thể bắt đầu co ngắn và đóng xoắn.
  • Các NST kép đính vào các sợi tơ của thôi phân bào ở tâm động.

+ Kì giữa : các NST kép đóng xoắn cực đại.

  • Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Khì sau: Từng NST chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: các NST đơn giản xoắn, ở dạng sợi mảnhdần thành nhiễm sắc chất.

Câu 4

Áp  dụng công thức số lần nguyên phân

Số tế bào con = a.2

1280 = 5.2x

2x=1280:5

2x=256 => x=8

Số lần một tế bào nhân đôi là 8

Câu 5

a. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I khác với trong nguyên phân

- Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.

- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Ở kì sau I:

+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn.

+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân  là sự phân li đồng đều.

b.

-  Qua giảm phân I, số lượng NST ở  tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.

- Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn.

- Trong 2 lần phân bào: lần I giảm nhiễm, lần II nguyên nhiễm.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF