YOMEDIA

Đề thi HK2 môn KHTN 7 KNTT năm 2022 - 2023 trường THCS Quang Trung có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết Nối Tri Thức năm 2022 - 2023 trường THCS Quang Trung có đáp án. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án. Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi Học kì 2 sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Thời gian làm bài: 60 phút

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 4,0 ĐIỂM)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm:

A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.

B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau

C. Các cực của hai nam châm không tương tác với nhau

D. Các cực của  hai nam châm luôn đẩy nhau.

Câu 2. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường Trái Đất?

A. Xung quanh Trái Đât tồn tại từ trường.

B.Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Nam địa lý và cực  từ Bắc của Trái Đất gần với cực Bắc địa lý.

C. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lý và cực  từ Bắc của Trái Đất gần với cực Nam địa lý

D.Do Trái Đất có từ trường  nên một kim nam châm khi đặt tự do nó sẽ định hướng Bắc-Nam

Câu 4. Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.

B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.

D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. Sự chuyển hoá của sinh vật.

B. Sự biến đổi các chất.

C. Sự trao đổi năng lượng.

D. Sự sống của sinh vật.

Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là:

A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 7. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

A. Ban đêm.                                             

B. Buổi sáng.

C. Cả ngày và đêm.                                  

D. Ban ngày.

Câu 8. Trao đổi chất là:

A. Tập hợp các biến đổi hoá học trong các tế bào của cơ thể sinh vật

B. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường đảm bảo duy trì sự sống

C. Quá trình cơ thể lấy oxygen, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường

D. Tập hợp các biến đổi hoá học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường

Câu 9. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của thực vật là:

A. Ánh sáng, nhiệt độ, vô sinh và hữu sinh .

B. Động vật, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

C. Ánh sáng, diệp lục, độ ẩm và không khí.

D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

Câu 10. Thiếu loại vitamin này sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc khô, có thể dẫn tới mù lòa

A. Vitamin A.          

B. Vitamin B.                

C. Vitamin C.                             

D. Vitamin D.

Câu 11. Quang hợp là

A. Là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.

C. Là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất oxygen.

D. Là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.

Câu 12. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thực vật là:

A.  Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon đioxide và nhiệt độ.

B. Ánh sáng, nước, nồng độ khí oxygen và nhiệt độ.

C. Ánh sáng, nước, khí carbon đioxide và nhiệt độ.

D. Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon đioxide  và độ pH.

Câu 13. Nước có vai trò:

A.  Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là môi trường bên trong cơ thể sinh vật, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

B. Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để sinh vật hô hấp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

C. Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần điều hòa thân nhiệt.

D. Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

Câu 14. Thoát hơi nước ở lá có vai trò:

A.  Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2  đi vào bên trong lá và giải phóng khí CO2 ra môi trường.

B. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2  đi vào bên trong lá

C. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí CO2  đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra môi trường.

D. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí giải phóng khí CO2 ra môi trường.

Câu 15. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.

B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

C. O2 khuếch tán từ mòi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 16. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.

B. Nước và chất khoáng.

C. Chất hữu cơ và nước.

D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

 

PHẦN II: TỰ LUẬN: ( 6 ĐIỂM)

Câu 17 ( 0,5 điểm): Hãy mô tả từ trường của trái đất ?

Câu 18 ( 0,5 điểm): Ở vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp dày, vùng nào sắp xếp thưa? Nam châm thẳng có từ trường mạnh nhất ở đâu?

Câu 19 ( 0,5 điểm): Nêu một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống? Vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện?

Câu 20 ( 0,5 điểm): Cho các yếu tố: Thức ăn, khí oxygen, carbon dioxide, chất thải. Hãy xác định những yếu tó nào mà cơ thể lấy vào và thải ra?

Câu 21 ( 1,5 điểm): Giải thích được vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh nắng mặt trời. Giải thích được ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.

Câu 22 (1,0 điểm): Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra như thế nào? Quá trình đó diễn ra ở đâu trong cơ thể sinh vật?

Câu 23 (1,5 điểm): Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào? Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể?

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4,0 điểm)

Mỗi ý đúng  0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

D

B

B

D

B

C

D

D

A

B

A

D

C

D

B

 

PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

( 0,5 điểm)

 

- Trái đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài trái đất đường sức từ trường trái đất có chiều đi từ nam bán cầu đến bắc bán cầu. Vì vậy từ cực nằm ở Nam bán cầu gọi là cực Bắc địa từ còn từ cực nằm ở bắc bán cầu gọi là cực Nam địa từ.

 

Câu 18

( 0,5 điểm)

- Ở vùng gần 2 cực của nam châm các đường mạt sắt sắp xếp dày.

- Ở vùng xa 2 cực của nam châm các đường mạt sắt sắp xếp thưa.

- Nam châm thẳng có từ trường mạnh nhất ở hai đầu nam châm.

 

Câu 19

(0,5 điểm)

- Nam châm điện được ứng dụng ở động cơ điện, máy phát điện, loa, máy cẩu…

- Nam châm điện được dùng ở cần cẩu dọn rác, nâng nhấc các vật nặng do nó có từ trường mạnh nên lực từ rất mạnh.

 

Câu 20

(0,5 điểm)

 Những yếu tố mà cơ thể lấy vào và thải ra:

- Chất lấy vào: Thức ăn, oxygen

- Chấ thải ra: carbon dioxide, chất thải

 

 

Câu 21

(1,5 điểm)

- Nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống bình thường dù không có ánh nắng mặt trời vì chúng thích nghi với việc quang hợp trong điều kiện ánh sáng mặt trời yếu thậm chí không có ánh sáng mặt trời. Những cây như vậy được gọi là những cây ưa ánh sáng yếu (cây ưa bóng).

- Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:

+ Cây xanh quang hợp tạo ra oxygen giúp con người hô hấp tốt hơn.

+ Một số cây xanh có khả năng lọc sạch không khí bằng cách hấp thụ khí độc phát ra từ nội thất trong nhà như amoniac, benzene,… hoặc hấp thu các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử → tạo ra không gian thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe của những người trong gia đình.

+ Giúp làm đẹp không gian phòng khách → giúp con người cảm thấy thư giãn.

 

 

Câu 22

(1,0 điểm)

- Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra nhờ quá trình hô hấp tế bào.

- Trong tế bào nhân thực, quá trình đó diễn ra ở bên trong tế bào tại ti thể.

 

Câu 23

(1,5 điểm)

-Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào : Khí oxygen phân giải các phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời cũng tạo ra năng lượng ATP

-Quá trình hô hấp ở tế bào có vai : cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể, từ đó oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ngoài ra còn loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK2 môn KHTN lớp 7 KNTT năm 2022 - 2023 trường THCS Quang Trung có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON