YOMEDIA

Đề thi HK2 môn KHTN 7 CTST năm 2022 - 2023 trường THCS Trương Công Định có đáp án

Tải về
 
NONE

Nội dung Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo năm 2022 - 2023 trường THCS Trương Công Định có đáp án do HOC247 tổng hợp và biên soạn trong nội dung bài viết dưới đây, đề thi sẽ giúp cho các em có thể hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại trong môn Khoa học tự nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi Học kì 2 sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 - CTST

Thời gian: 60 phút

( không kể thời gian phát đề )

 

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước Câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi Câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu từ.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 2. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.

C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.

D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 3. Chọn đáp án sai.

A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.

C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.

D. Cả A và B đúng.

Câu 4. Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?

A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.

B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.

C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.

D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.

Câu 5. Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm

A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi.

C. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh.

D. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh.

Câu 6. Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

A. ngoài môi trường cạn.

B. ngoài môi trường nước.

C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.

D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Câu 7. Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Câu 8. Hình thức đẻ con không có ưu điểm nào dưới đây?

A. Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt.

B. Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.

C. Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển.

D. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một lần sinh.

Câu 9. Trong trồng trọt, biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp

A. tăng khả năng ra hoa và lá.

B. tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

C. tăng khả năng mọc rễ và ra lá non.

D. tăng chiều cao của thân và kéo dài rễ.

Câu 10. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?

A. Nhiệt độ.

B. Độ ẩm.

C. Thức ăn.

D. Khối lượng buồng trứng.

Câu 11. Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là

A. hormone auxin.

B. hormone cytokinin.

C. hormone etylen.

D. hormone florigen.

Câu 12. Trong chăn nuôi, để tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Gây đột biến.

B. Nhân bản vô tính.

C. Thụ tinh nhân tạo.

D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 13. Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 14. Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ

A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.

C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.

D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.

Câu 15. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 16. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.

B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.

C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm): Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?

Câu 2. (2 điểm): Trình bày quá trình hình thành và lớn lên của quả.

Câu 3.

a) (1 điểm) Hãy lấy Câu chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.

b) (1 điểm) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.

 

-----HẾT-----

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

1. B

2. D

3. C

4. A

5. A

6. C

7. A

8. D

9. B

10.  C

11.  D

12. C

13. A

14. A

15. A

16. D

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát

Câu 2. (2 điểm)

- Sự hình thành quả: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

- Sự lớn lên của quả: Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào, trải qua các giai đoạn biến đổi là quả xanh, quả ương, quả chín. Song song với sự tạo quả, cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy dần khô và rụng; một số loại quả sau khi chín vẫn có lá đài và cuống hoa còn sót lại.

Câu 3. (2 điểm)

a) Câu chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống: Cơ thể đơn bào như trùng giày, amip chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống như lớn lên, sinh sản.

b) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng chi phối.

- Giải thích: Suy dinh dưỡng là một dạng bệnh lí thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 0 – 5 tuổi, nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào và cơ thể diễn ra không đồng đều, làm ảnh hưởng đến sự lớn lên và phân chia của tế bào, khiến cho cơ thể sinh trưởng và phát triển không cân đối. Mặt khác, điều kiện về nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiếu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo năm 2022 - 2023 trường THCS Trương Công Định có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF