HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quy luật di truyền, cơ chế di truyền,..... Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
ĐỀ THI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 : Intron là thành phần không được tìm thấy trong cấu trúc gen của sinh vật nào sau đây?
a. Dễ trũi
b. Cây thông
c. Vi khuẩn lam
d. Nấm rơm
Câu 2 : Khi nói về tiến hóa lớn, điều nào dưới đây là đúng?
a. Xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp
b. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
c. Làm phân hóa thành phần kiểu gen trong nội bộ loài
d. Hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành
Câu 3 : Không xét đến trường hợp đột biến, nếu trên mạch mang mã gốc của gen chỉ có 2 loại nuclêôtit là A và G thì bộ ba nào dưới đây không thể xuất hiện trên mARN do gen quy định tổng hợp?
a. TXX
b. UXU
c. XXX
d. UUU
Câu 4 : Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã?
a. GAU, UAG, GAA
b. AUG, UAG, AGG
c. UAG, UAA, UGA
d. AGG, UGG, UGA
Câu 5 : 5- brôm uraxin – tác nhân hóa học gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X - là một đồng đẳng của
a. ađênin.
b. timin.
c. guanin.
d. xitôzin.
Câu 6 : Các cấp độ xoắn của NST ở sinh vật nhân thực được sắp xếp theo đường kính tăng dần như sau:
a. sợi cơ bản– sợi siêu xoắn – crômatit – sợi chất nhiễm sắc.
b. sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc – sợi siêu xoắn – crômatit.
c. sợi chất nhiễm sắc – sợi cơ bản – sợi siêu xoắn – crômatit.
d. sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc– crômatit – sợi siêu xoắn.
Câu 7 : Cho phép lai: Aaaa x AAaa. Biết các gen trội lặn hoàn toàn, theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có kiểu hình giống P ở đời con là
a. 3/4
b. 11/12
c. 5/6
d. 35/36
Câu 8 : Thể một kép ở ruồi giấm có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
a. 4
b. 2
c. 8
d. 6
Câu 9 : Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit loại G chiếm 60% số nuclêôtit của mạch mang mã gốc. Tổng số liên kết H giữa các đơn phân trong gen là 3250. Hãy tính tổng số nuclêôtit của gen.
a. 1800
b. 2500
c. 2800
d. 2400
Câu 10 : Ở bướm tằm, xét phép lai AB/ab x AB/ab. Biết hoán vị gen đã xảy ra với tần số 40%, hãy xác định tỉ lệ kiểu gen Ab/ab ở đời con.
a. 10%
b. 12%
c. 8%
d. 16%
Câu 11 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Khi đem lai hai cây lưỡng bội hoa vàng và hoa tím thu được F1 có kiểu hình phân tính, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Hãy xác định tỉ lệ các cây hoa vàng không thuần chủng ở F2.
a. 75%
b. 50%
c. 12,5%
d. 25%
Câu 12 : Một quần thể có tần số kiểu gen Aa là 20%, tần số alen A là 0,4. Hãy cho biết quần thể có thành phần kiểu gen như thế nào?
a. 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa.
b. 0,2AA : 0,2Aa : 0,4aa.
c. 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa.
d. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa.
Câu 13 : Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE. Hỏi dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể đã xảy ra?
a. Đảo đoạn NST và chuyển đoạn NST
b. Đảo đoạn NST và mất đoạn NST
c. Chuyển đoạn NST và lặp đoạn NST
d. Mất đoạn NST và chuyển đoạn NST
Câu 14 : Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbCcDd khi giảm phân bình thường có thể tạo ra mấy loại tinh trùng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 15 : Đột biến nào dưới đây không phải là đột biến điểm?
a. Thay thế 1 cặp nuclêôtit
b. Mất 3 cặp nuclêôtit
c. Thêm 1 cặp nuclêôtit
d. Mất 1 cặp nuclêôtit
Câu 16 : Đột biến xôma là dạng đột biến xảy ra trong nguyên phân của
a. tế bào sinh dục sơ khai.
b. tế bào sinh dưỡng.
c. tế bào sinh dục chín.
d. tế bào hợp tử.
Câu 17 : Trong một quần thể, xét 3 gen, gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 3 alen và nằm trên NST giới tính X, không có alen tương đồng trên Y, gen thứ ba có 2 alen và nằm trên NST thường. Hãy tính số kiểu gen có thể có ở giới dị giao tử trong quần thể về các gen đang xét.
a. 54
b. 48
c. 27
d. 36
Câu 18 : Cho phép lai: AaBbCcDd x aaBbCCDd. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen thuần chủng về tất cả các gen đang xét ở đời con.
a. 1/24
b. 1/16
c. 1/8
d. 1/32
Câu 19 : Cho phép lai: AaBbCc x AabbCc. Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen lặn ở đời con là bao nhiêu?
a. 9/32
b. 5/16
c. 7/32
d. 3/16
Câu 20 : Ở người, alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh bạch tạng. Một người phụ nữ có bố mẹ bình thường, anh trai bị bạch tạng kết hôn với một người đàn ông có bố mẹ bình thường, có em gái bị bạch tạng sinh ra được một người con trai bình thường. Người con này kết hôn với một người bình thường có bố bị bạch tạng. Hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con bình thường nhưng mang gen bệnh là bao nhiêu?
a. 50%
b. 25%
c. 12,5%
d. 37,5%
ĐÁP ÁN
Câu 1 : Đáp án c
Giải thích : Vi khuẩn lam (vi khuẩn làm là sinh vật nhân sơ, gen không phân mảnh và không có intron (đoạn không mã hóa))
Câu 2 : Đáp án d
Giải thích : Hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành
Câu 3 : Đáp án a
Giải thích : TXX (trong phiên mã, các nu bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X nên trên mARN do gen tổng hợp không thể có bộ ba TXX)
Câu 4 : Đáp án c. UAG, UAA, UGA
Câu 5 : Đáp án b. timin.
Câu 6 : Đáp án b
Giải thích : sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc – sợi siêu xoắn – crômatit.
Câu 7 : Đáp án b
Giải thích : 11/12 (kiểu gen Aaaa cho giao tử aa với tỉ lệ 1/2; kiểu gen AAaa cho giao tử aa với tỉ lệ 1/6. Vậy tỉ lệ cá thể mang kiểu hình khác bố mẹ (mang kiểu gen aaaa – quy định kiểu hình lặn) là 1/2.1/6 = 1/12. Suy ra tỉ lệ cá thể mang kiểu hình giống P ở đời con là: 1-1/12=11/12)
Câu 8 : Đáp án d
Giải thích : 6 (ruồi giấm có 2n = 8 nên thể một kép (2n – 1 – 1) có 8 – 1 – 1 = 6 NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng)
Câu 9 : Đáp án b
Giải thích : 2500 (số nu loại G chiếm 60% số nu 1 mạch tương ứng với việc chiếm 1/2.60% = 30% tổng số nu của gen. Mà %G + %A = 50% tổng số nu của gen nên %A = 20% tổng số nu của gen
Ta lại có 2A + 3G = 3250 nên nếu gọi N là tổng số nu của gen thì 2.20%N + 3.30%N = 3250. Suy ra N = 2500.)
Câu 10 : Đáp án a
Giải thích : 10% (ở bướm tằm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con đực. Cá thể mang kiểu gen Ab/ab được tạo thành từ sự tổ hợp của giao tử hoán vị (Ab) của con đực và giao tử liên kết gen hoàn toàn (ab) của con cái và tỉ lệ kiểu gen này là: 50%.40%(Ab).50%(ab) = 10%)
Câu 11 : Đáp án d
Giải thích :
25% (lai cây hoa vàng (A-) và hoa tím (aa) thu được đời con phân tính tức là có cả cây hoa vàng và cây hoa tím (aa) chứng tỏ cây hoa vàng ở P phải mang kiểu gen Aa.
P: Aa x aa
G: 1/2A, 1/2a a
F1: 1/2Aa : 1/2aa
Như vậy F1 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1/2Aa: 1/2aa
Khi cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ cây hoa vàng không thuần chủng (Aa) là: 1/2(Aag ban đầu).(1/2)^1 = 1/4 hay 25%)
Câu 12 : Đáp án d
Giải thích : 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa (tần số alen A = tần số kiểu gen AA + 1/2.tần số kiểu gen Aa suy ra tần số kiểu gen AA = 0,4-1/2.0,2 = 0,3, tần số kiểu gen aa = 1 – 0,2 – 0,3 = 0,5)
Câu 13 : Đáp án d
Giải thích : Mất đoạn NST và chuyển đoạn NST (chuyển đoạn không tương hỗ)
Câu 14 : Đáp án a
Giải thích : 2 (trong trường hợp kiểu gen là dị hợp thì từ 1 tế bào sinh tinh trải qua giảm phân bình thường, các gen phân li độc lập thì chỉ tạo ra 4 tinh trùng với hai loại giao tử mang 2 kiểu gen khác nhau)
Câu 15 : Đáp án b
Giải thích : Mất 3 cặp nuclêôtit (đột biến điểm chỉ liên quan đến 1 cặp nu)
Câu 16 : Đáp án b. tế bào sinh dưỡng.
Câu 17 : Đáp án c. 27
Giải thích :
Số kiểu gen có thể tạo thành từ gen thứ ba là: (2.(2+1))/2 = 3
Số kiểu gen ở giới dị giao tử (XY) có thể tạo thành từ gen thứ nhất và gen thứ hai là: 3.3 = 9
Vậy số kiểu gen ở giới dị giao tử có thể có về các gen đang xét là: 3.9 = 27.
Câu 18 : Đáp án b
Giải thích : 1/16 ( =1/2(aa).1/2(BB,bb).1/2(CC).1/2(DD,dd))
Câu 19 : Đáp án b
Giải thích : 5/16 (AaBbCc x AabbCc. Mỗi cá thể mang 6 alen. Nhận thấy ở cặp gen Bb x bb, đời con luôn chứa 1 alen lặn b (nhận từ cặp bb). Như vậy, tỉ lệ gen mang 3 alen lặn phải luôn bao gồm alen b này. Vậy trong 5 alen còn lại, xác suất để đời con mang 2 alen lặn trong số 5 alen là: Tổ hợp chập 2 của 5.(1/2)^5 = 5/16)
Câu 20 : Đáp án a. 50%
Giải thích :
Vợ chồng bình thường, có anh em bị bạch tạng (aa), bố mẹ bình thường (A-) chứng tỏ cặp vợ chồng này sẽ mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất 1/3AA : 2/3Aa (cho giao tử với tỉ lệ: 2/3A : 1/3a)
Suy ra người con trai bình thường của cặp vợ chồng này sẽ mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất 4/9:8/9AA : 4/9:8/9Aa hay 1/2AA : 1/2Aa (cho giao tử với tỉ lệ: 3/4A : 1/4a)
Người con gái bình thường có bố bị bạch tạng (aa) sẽ mang kiểu gen Aa (cho giao tử với tỉ lệ 1/2A : 1/2a)
Vậy xác suất để cặp vợ chồng người con trai sinh ra con bình thường nhưng mang gen bệnh (Aa) là: 3/4(A).1/2(a) + 1/4(a).1/2(A) = 1/2 =50%
---(Để xem nội dung và đáp án từ câu 21-40 đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo và làm trắc nghiệm online với các đề thi khác:
Chúc các em học tập tốt !