YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Quán Nho được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên HOC247 dưới đây sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng với tài liệu dưới đây sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức Hóa học 10 KNTT đã học. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN QUÁN NHO

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN HÓA HỌC 10 KNTT

Thời gian làm bài: 45 phút


A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

A. Proton.                                                                 

B. Neutron.                     

C. Electron.                                                               

D. Neutron và electron.

Câu 2. Số N trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số thứ tự của nguyên tố (Z) theo công thức:

A. A = Z – N                   

B. N = A – Z                   

C. A = N – Z                   

D. Z = N + A

Câu 3. Hình ảnh dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng. Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó?

A. Chùm α truyền thẳng.                                         

B. Chùm α bị bật ngược trở lại.

C. Chùm α bị lệch hướng.                                       

D. Chùm α không thể bị xuyên qua.

Câu 4. Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng?

Trong nguyên tử, số khối

A. bằng tổng khối lượng các hạt proton và neutron.

B. bằng tổng số các hạt proton và neutron.

C. bằng nguyên tử khối.

D. bằng tổng các hạt proton, neutron và electron.

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là

A. 26.                               

B. 27.                               

C. 28.                               

D. 23.

Câu 6. Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 neutron. Số hiệu nguyên tử là

A. 9.                                 

B. 18.                               

C. 19.                               

D. 28.

Câu 7. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.                       

(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là +26.                        

(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

A. 1.                                 

B. 2.                                 

C. 3.                                 

D. 4.

Câu 8. Qui ước lấy amu (hay đvC) làm khối lượng nguyên tử. Một amu có khối lượng bằng:

A. 12 khối lượng nguyên tử C.                               

B. 1,6605.10-27kg.

C. 1,6605.10-25kg.                                                    

D. 1,6605.10-25g.

Câu 9. Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào say đây?

A. Mendeleep.                

B. Chatwick.                   

C. Rutherfor.                  

D. Thomson.

Câu 10. Để đo kích thước của hạt nhân, nguyên tử..hay các hệ vi mô khác, người ta không dùng các đơn vị đo phổ biến đối với các hệ vĩ mô như cm, m, km.. mà thường dùng đơn vị đo nanomet (nm) hay angstron (Å). Cách đổi đơn vị đúng là:

A. 1nm = 10–10m.           

B. 1 Å =10–9m.               

C. 1nm =10–7cm.           

D. 1 Å =10nm.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 28, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập hoc247.net tải về máy)---

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1. (1,0 điểm)

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố carbon (Z = 6), sodium (Z = 11).

Cho biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố trên? chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Bài 2. (2,0 điểm)

(a) Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là 50,9975. Nguyên tố V có 2 đồng vị trong đó đồng vị  chiếm 0,25% về số lượng nguyên tử. Tính số khối của đồng vị còn lại.

(b) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, neutron là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.

Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số electron, số neutron và số khối của X?

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

A

B

B

A

B

B

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

B

A

A

D

B

B

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

   

B

C

C

A

D

C

B

C

   
 

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1

Carbon (Z = 6): 1s22s22p2 

⇒ Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố phi kim.

Sodium (Z = 11): 1s22s22p63s1 

⇒ Có 1 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố kim loại.

Bài 2

a.

Gọi số khối đồng vị còn lại là a. Ta có phương trình

 \(\overline {{A_V}} = \frac{{50.0,25 + a.99,75}}{{100}} = 50,9975 \Rightarrow a = 51\)

Vậy số khối đồng vị còn lại của vanadium là 51

b.

Gọi số electron = số proton trong X là Z; số neutron trong X là N.

Tổng số proton, electron và neutron trong X là 49 nên 2Z + N = 49 (1).

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện

 \(\Rightarrow N = 2Z \times 53,125\% \Leftrightarrow 17Z - 16N{\rm{ }} = 0\)(2).

Từ (1) và (2) ta có Z = 16, N = 17

Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +16; 16 proton; 16 electron; 17 neutron và có số khối 

\({A_X} = 16 + 17 = 33\)

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Quán Nho. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON