YOMEDIA

Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Hoàng Mai

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Hoàng Mai. Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong 50 phút. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN GDCD LỚP 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. Trong kỳ tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?

A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng đi học.

B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.

C. Vẫn có quyền học tập vì V có thể học thường xuyên, học suốt đời.

D. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ.

Câu 2. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy, vừa theo học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào của công dân ?

A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.

B. Quyền được phát triển toàn diện.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền tự do học tập.

Câu 3. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. có tin báo của nhân dân.

D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu 4. Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri là biểu hiện

A. quyền xây dựng chính quyền.

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do cá nhân.

D. quyền xây dựng đất nước.

Câu 5. Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây ?

A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

C. Chê bai trường mình ở nơi khác.

D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

Câu 6. Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.

B. Quyền bí mật điện tín.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.

D. Quyền được pháp luật bảo đảm vê bí mật đời tư.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Tự tiện bắt người.

C. Tự tiện giam giữ người.

D. Đe dọa đánh người.

Câu 8. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?

A. Mọi công dân.

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

D. Chỉ nhà báo.

Câu 9. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây
của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 10. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nảo dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

D. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.

Câu 11. Ở bước đầu tiên, người tố cáo cần gửi đơn đến cơ quan, cá nhân, tổ chức nào dưới đây ?

A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Cơ quan công an.

C. Ủy ban nhân dân các cấp.

D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 12. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân

A. bất kỳ.

B. có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại.

C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết, khiếu nại.

D. thuộc ngành Thanh tra.

Câu 13. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân ?

A.Từ đủ 21 tuổi.

B. Từ đủ 19 tuổi.

C. Từ đủ 20 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 14. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 15. Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được an toàn thân thể.

B. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 16. Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình ?

A. Tố cáo M với cô giáo chủ nhiệm.

B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình.

C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình.

Câu 17. Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ do luật nào quy định ?

A. Luật Khiếu nại.

B. Luật Hành chính.

C. Luật báo chí.

D. Luật tố cáo.

Câu 18. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử ?

A. Người đang bị thụ lý để giải quyết vụ án ly hôn.

B. Người đang chấp hành hình phạt tù.

C. Người đang bị kỷ luật.

D. Người đang điều trị ở bệnh viện.

Câu 19. Học sinh lớp 11B đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Giáo dục là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

D. Quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân.

Câu 20. Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới đây của bà H ?

A. Bình đẳng.

B. Phổ thông.

C. Trực tiếp.

D. Tự nguyện.

Câu 21. Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào
dưới đây của công dân ?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền học tập.

D. Quyền lao động.

Câu 22. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân ?

A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.

C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.

D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Câu 23. B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ?

A. Lờ đi coi như không biết.

B. Truy bắt người ăn trộm.

C. Báo cho cơ quan công an gần nhất.

D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết

Câu 24. Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Bình đẳng về thời gian học tập .

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập của công dân ?

A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách.

B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.

C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi.

D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Hoàng Mai. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF