Nhằm giúp các em học sinh chuẩn bị tốt kiến thức trước khi bước vào kì kiểm tra 1 tiết. HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề kiểm tra thử 1 tiết Chương 3 Hình học 12 năm 2020 Trường THPT Võ Văn Kiệt. Đề thi gồm 25 câu trắc nghiệm giúp các em tự luyện tập với các câu bài tập đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả của chương 3 Hình học 12. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ |
ĐỀ KIỂM TRA THỬ 1 TIẾT CHƯƠNG 3 HÌNH HỌC 12 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho điểm\(A\left( 3;5;-7 \right),B\left( 1;1;-1 \right).\) Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng \(AB.\)
A. \(I\left( -1;-2;3 \right).\) B. \(I\left( -2;-4;6 \right).\) C. \(I\left( 2;3;-4 \right).\) D. \(I\left( 4;6;-8 \right).\)
Câu 2: Cho đường thẳng d có phương trình tham số \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 2 - t\\
y = 1 + 2t\\
z = - 5t
\end{array} \right.,\left( {t \in R} \right)\) Hỏi trong các vectơ sau vectơ nào là vectơ chỉ phương của đường thẳng d
A. \(\vec{b}=(-1;2;0).\) B. \(\vec{v}=(2;1;0).\) C. \(\vec{u}=(-1;2;-5).\) D. \(\vec{a}=(2;1;-5).\)
Câu 3: Trong không gian cho đường thẳng \(d:{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} \left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + 5t\\
y = 3 + 2t\\
z = - 2 + t
\end{array} \right.;t \in R\) Trong các phương trình sau phương trình nào là phương trình chính tắc của đường thẳng d
A. \(\frac{x+1}{5}=\frac{y+3}{2}=\frac{z-2}{1}.\) B. \(\frac{x+5}{1}=\frac{y+2}{3}=\frac{z+1}{-2}.\)
C. \(\frac{x-1}{5}=\frac{y-3}{2}=\frac{z+2}{1}.\) D. \(\frac{x-5}{1}=\frac{y-2}{3}=\frac{z-1}{-2}.\)
Câu 4: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho ba điểm \(A(2;3;1)\) \(B(1;1;0)\) và \(M(a;b;0)\) sao cho \(P=\left| \overrightarrow{MA}-2\overrightarrow{MB} \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất Khi đó \(a+2b\) bằng
A. 1 B. -2 C. 2 D. -1
Câu 5: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-5 \right)}^{2}}+{{\left( y+4 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=9.\) Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu (S)
A. \(I\left( 5;-4;0 \right)\)và \(R=9\) B. \(I\left( 5;-4;0 \right)\) và \(R=3\)
C. \(I\left( -5;4;0 \right)\) và\(R=9\) D. \(I\left( -5;4;0 \right)\) và \(R=3\)
Câu 6: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x+y-z+1=0\) và đường thẳng \(d:\frac{x+1}{2}=\frac{y-1}{1}=\frac{z-1}{2}\) tìm giao điểm M của (P) và d
A. \(M\left( \frac{-1}{3};\frac{-4}{3};\frac{5}{3} \right).\) B. \(M\left( \frac{1}{3};-\frac{4}{3};\frac{5}{3} \right).\) C. \(M\left( \frac{-1}{3};\frac{4}{3};\frac{5}{3} \right).\) D. \(M\left( \frac{1}{3};-\frac{4}{3};-\frac{5}{3} \right).\)
Câu 7: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P):2x-y+2z+5=0\) và tọa độ điểm \(A(1;0;2)\) Tìm khoảng cách d từ điểm A đến mặt phẳng (P)
A. \(d=\frac{11\sqrt{5}}{5}.\) B. \(d=\frac{11}{3}.\) C. d=2. D. \(d=\frac{11}{7}.\)
Câu 8: Trong không gian \(Oxyz\) cho đường thẳng \(\Delta \) có phương trình chính tắc \(\frac{x+1}{-2}=\frac{y-2}{3}=\frac{z+1}{2}\) Trong các đường thẳng sau đường thẳng nào song song với đường thẳng \(\Delta \)
A. \({d_1}:\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + 2t\\
y = 5 - 3t\\
z = 7 - 2t
\end{array} \right.,(t \in R)\)
B. \({{d}_{4}}:\frac{x-2}{2}=\frac{y+1}{-3}=\frac{z-3}{2}.\)
C. \({d_2}:\left\{ \begin{array}{l}
x = - 2 + t\\
y = 3 - t\\
z = 2 - 3t
\end{array} \right.,(t \in R)\)
D. \({{d}_{3}}:\frac{x+1}{3}=\frac{y-2}{-1}=\frac{z+1}{1}.\)
Câu 9: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho tam giác \(ABC\) với \(A\left( 1;2;-1 \right),B\left( 2;3;-2 \right),\) \(C\left( 1;0;1 \right).\) Tìm tọa độ đỉnh D sao cho ABCD là hình bình hành
A. \(D\left( 0;1;2 \right)\). B. \(D\left( 0;1;-2 \right)\). C. \(D\left( 0;-1;2 \right)\). D. \(D\left( 0;-1;-2 \right)\)
Câu 10: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho hai điểm \(A(3,5,-2)\) \(B\left( 1,3,6 \right)\) tìm mặt phẳng trung trực (P) của đoạn thẳng AB
A. \(-2x-2y+8z-4=0.\) B. \(2x-2y+8z-4=0.\)
C. \(-2x-2y+8z+4=0.\) D. \(2x-2y+8z+4=0.\)
Câu 11: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho ba điểm \(M\left( 1;2;3 \right);N\left( 3;2;1 \right)\) \(P\left( 1;4;1 \right).\) Hỏi \(\Delta MNP\) là tam giác gì
A. Tam giác đều B. Tam giác cân C. Tam giác vuông cân D. Tam giác vuông
Câu 12: Trong không gian với hệ tọa độ \(\text{Ox}yz\) Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M(1;2;3) và cắt các trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại ba điểm A B C khác với gốc tọa độ O sao cho biểu thức \(\frac{1}{O{{A}^{2}}}+\frac{1}{O{{B}^{2}}}+\frac{1}{O{{C}^{2}}}\) có giá trị nhỏ nhất
A. \((P):x+2y+3z-14=0\) B. \((P):x+2y+3z-11=0\)
C. \((P):x+2y+z-8=0\) D. \((P):x+y+3z-14=0\)
Câu 13: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x-4y+8z+m=0\left( 1 \right),\) m là tham số thực Tìm tất cả các giá trị m để cho phương trình (1) là phương trình mặt cầu
A. m>21. B. m<-13. C. m<21. D. m<84.
Câu 14: Trong không gian \(Oxyz\) cho đường thẳng \(d:\frac{x-1}{-1}=\frac{y+2}{2m-1}=\frac{z+3}{2}\)\((m\ne 0,m\ne \frac{1}{2})\) và mặt phẳng \((P):x+3y-2z-5=0\) Tìm giá trị m để đường thẳng d vuông góc với mp(P)
A. m=0 B. m=-3 C. m=-1 D. \(m=\frac{4}{3}.\)
Câu 15: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-mz-1=0\) và mặt phẳng \(\left( Q \right):x+\left( 2m+1 \right)y+z+2=0.\) Tìm m để hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc nhau
A. m=2 B. m=3. C. m=-1. D. m=1.
Câu 16: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):mx+6y-\left( m+1 \right)z-9=0\) và điểm \(A(1;1;2)\) Tìm tất cả giá trị m để khoảng cách từ A đến mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) là 1
A. \(m=\sqrt{46}-6.\) B. \(m=-4,m=-6.\) C. \(m=2,m=6.\) D. m=2.
Câu 17: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho hai đường thẳng d: \(\left\{ \begin{array}{l}
x = - 3 + 2t\\
y = - 2 + 3t\\
z = 6 + 4t
\end{array} \right.,t \in R\) và đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = 5 + t'\\
y = - 1 - 4t'\\
z = 20 + t'
\end{array} \right.,t' \in R\) Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng d và \(\Delta \)
A. \(\left( -7;-8;-2 \right).\) B. \(\left( 3;7;18 \right).\) C. \(\left( -9;-11;-6 \right)\) D. \(\left( 8;-13;23 \right).\)
Câu 18: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho \(\vec{a}=\left( 2;3;1 \right),\)\(\vec{b}=\left( 1;-2;-1 \right),\) \(\vec{c}=\left( -2;4;3 \right)\) Gọi \(\overrightarrow{x}\) là vectơ thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}
\vec a.\vec x = 3\\
\vec b.\vec x = 4\\
\vec c.\vec x = 2
\end{array} \right.\) Tìm tọa độ \(\overrightarrow{x}.\)
A. \(\left( 0;\frac{7}{5};-\frac{6}{5} \right).\) B. \(\left( 4;5;10 \right).\) C. \(\left( 4;-5;10 \right).\) D. \(\left( \frac{24}{7};-\frac{23}{7};6 \right).\)
Câu 19: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho 3 điểm \(A\left( 3;3;0 \right),B\left( 3;0;3 \right),C\left( 0;3;3 \right)\) Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\)
A. (2; -1; 2) B. (2; 2; 1) C. (2; 2;2) D. (-1; 2; 2)
Câu 20: Cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):3x-2y-z+5=0\) và đường thẳng \(d:\frac{x-1}{2}=\frac{y-7}{1}=\frac{z-3}{4}\) Gọi \(\left( \beta \right)\) là mặt phẳng chứa d và song song với \(\alpha\) Khoảng cách giữa \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) là
A. \(\frac{3}{\sqrt{14}}\) B. Kết quả khác C. \(\frac{3}{14}\) D. \(\frac{9}{\sqrt{14}}\)
Câu 21: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P):x+y-2z-1=0.\) Tìm điểm N đối xứng với điểm \(M(2;3;-1)\) qua mặt phẳng (P)
A. \(N(1;0;3).\) B. \(N(0;-1;3).\) C. \(N(0;1;3).\) D. \(N(3;1;0).\)
Câu 22: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho điểm \(M\left( 1;2;-6 \right)\) và đường thẳng \(d:{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} \left\{ \begin{array}{l}
x = 2 + 2t\\
y = 1 - t\\
z = - 3 + t
\end{array} \right.\left( {t \in R} \right)\) Tìm tọa độ điểm H trên d sao cho MH vuông góc với d
A. \(\left( 4;0;-2 \right).\) B. \(\left( 2;1;-3 \right).\) C. \(\left( -1;0;2 \right).\) D. \(\left( 0;2;-4 \right).\)
Câu 23: Cho mặt phẳng \((P):x+2y+z-4=0\) và đường thẳng \(d:\frac{x+1}{2}=\frac{y}{1}=\frac{z+2}{3}.\) Phương trình đường thẳng \(\Delta \) nằm trong mặt phẳng (P) đồng thời cắt và vuông góc với đường thẳng d là
A. \(\frac{x-1}{5}=\frac{y-1}{-1}=\frac{z-1}{-3}\) B. \(\frac{x+1}{5}=\frac{y+3}{-1}=\frac{z-1}{3}\)
C. \(\frac{x-1}{5}=\frac{y-1}{2}=\frac{z-1}{3}\) D. \(\frac{x-1}{5}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-1}{2}\)
Câu 24: Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho tam giác \(ABC\) có \(A\left( 1;2;-1 \right)\) \(B\left( 2;-1;3 \right)\)\(C\left( -4;7;5 \right)\) Gọi D là chân đường phân giác trong của góc \(\hat{B}\) Tính độ dài đoạn thẳng BD
A. \(BD=\sqrt{30}.\) B. \(BD=\frac{2\sqrt{74}}{3}\cdot \) C. \(BD=2\sqrt{30}.\) D. \(BD=\frac{\sqrt{174}}{2}\cdot \)
Câu 25: Cho hai đường thẳng \({{d}_{1}}:\frac{x-7}{1}=\frac{y-3}{2}=\frac{z-9}{-1}\) và \({{d}_{2}}:\frac{x-3}{-7}=\frac{y-1}{2}=\frac{z-1}{3}\) Phương trình đường vuông góc chung của \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}\) là
A. \(\frac{x-3}{2}=\frac{y-1}{1}=\frac{z+1}{4}\) B. \(\frac{x-7}{2}=\frac{y-3}{1}=\frac{z-9}{4}\)
C. \(\frac{x-2}{2}=\frac{y-1}{1}=\frac{z-3}{4}\) D. \(\frac{x-7}{2}=\frac{y-3}{1}=\frac{z-9}{-4}\)
---Để xem chi tiết Đề kiểm tra thử 1 tiết Chương 3 Hình học 12 năm 2020 Trường THPT Võ Văn Kiệt, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra thử 1 tiết Chương 3 Hình học 12 năm 2020 Trường THPT Võ Văn Kiệt. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !