Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quang Trung. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1: Chất nào dưới đây được dùng để khử oxit sắt trong lò cao trong quá trình sản xuất gang?
A. CO B. H2 C. C D. CO2
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng vể Crom ?
A. Là nguyên tố thuộc ô thứ 24 , chu kỳ 4, nhóm VIB, có cấu hình e: [Ar]3d54s1.
B. Trong hợp chất, crom có các mức oxi hóa đặt trưng là +2, +3 và +6.
C. Tương tự như Sắt, Crom cũng có tính nhiễm từ.
D. Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh.
Câu 3: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Crom. B. Niken. C. Sắt. D. Wolfram.
Câu 4: Tính chất vật lý nào sau đây của Sắt khác với các đơn chất kim loại khác?
A. Là kim loại nặng. B. Có tính nhiễm từ.
C. Tính dẻo, dễ rèn. D. Dẫn điện và nhiệt tốt.
Câu 5: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 20 gam trong O2 dư thu được 0,336 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là
A. 3,0%. B. 0,90%. C. 0,80%. D. 0,84%.
Câu 6: Cho 3 thí nghiệm sau:
(1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl3.
Trong mỗi thí nghiệm, số mol ion Fe3+ biến đổi tương ứng với đồ thị nào sau đây
A. 1-a, 2-c, 3-b. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-b, 2-a, 3-c. D. 1-c, 2-b, 3-a.
Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây không dùng trong quá trình luyện gang?
A. Quặng sắt. B. Xỉ lò. C. Than cốc. D. Chất chảy.
Câu 8: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +1, +2, +4, +6. B. +3, +4, +6. C. +2, +3, +6. D. +2; +4, +6.
Câu 9: Hai phương trình phản ứng sau đều xảy ra trong dung dịch:
(1) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
(2) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Từ kết quả của hai phản ứng trên có thể rút ra kết luận nào là đúng?
A. Tính oxi hoá: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+. B. Tính oxi hoá: Fe2+ > Cu2+ > Fe3+.
C. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu. D. Tính khử: Fe2+ > Fe > Cu.
Câu 10: Khi thực hiện các quá trình phản ứng sau:
1. Fe + dung dịch HCl
2. Fe + Cl2
3. dung dịch FeCl2 + Cl2
4. Fe3O4 + dung dịch HCl
5. Fe(NO3)2 + HCl
Các phản ứng có thể chỉ tạo thành FeCl3 là
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 2, 3. D. 2, 3, 4.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
(5) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 12: Cho các chất sau: (1) Cl2 (2) I2 (3) HNO3 loãng (4) H2SO4 đặc , nguội.
Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên chỉ tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị III?
A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (3), (4)
Câu 13: Có thể điều chế hợp chất Fe(OH)3 bằng cách
A. cho muối sắt (III) tác dụng axit mạnh.
B. cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ.
C. cho Fe2O3 tác dụng với H2O.
D. cho muối sắt (III) tác dụng với dung dịch NaOH dư.
Câu 14: Khử hoàn toàn 11,6 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 20 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là
A. Fe3O4 B. FeO C. Fe3O2 D. Fe2O3
Câu 15: Nguyên tố Sắt khá phổ biến trong tự nhiên thường tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất. Trong vỏ trái đất khối lượng của Sắt chiếm khoảng
A. 6%. B. 10%. C. 4%. D. 5%.
Câu 16: Hoà tan hết m gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,25M. Giá trị của m là:
A. 0,28 gam. B. 1,68 gam. C. 1,4 gam. D. 7,0 gam.
Câu 17: Thép Cacbon mềm dễ gia công, được dùng kéo sợi, cán thành thép lá dùng trong các ngành công nghiệp và đời sống. Tỉ lệ phần trăm của C trong loại thép này là
A. 0,01-2%. B. 2-5%. C. < 0.1%. D. < 0,9%.
Câu 18: Kim loại Cu có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây?
A. CaCl2 B. NiCl2 C. FeCl3 D. NaCl
Câu 19: Trong số các cặp kim loại sau đây, cặp nào bền vững trong môi trường không khí và nước nhờ có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Cr. B. Fe và Al. C. Al và Cr. D. Cu và Al.
Câu 20: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là:
A. MgO B. Al2O3 C. CuO D. K2O
Câu 21: Nguyên tố Fe nằm ở ô 26, chu kỳ 4 và nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?
A. Fe : [Ar] 3d64s2 B. Fe3+ : [Ar] 3d54s1
C. Fe2+ : [Ar] 3d54s2 D. Fe : [Ar] 4s23d6
Câu 22: So sánh nào dưới đây không đúng?
A. Fe và Cr đều là kim loại hoạt động và có tính khử.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước.
Câu 23: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức hóa học là
A. Fe2(SO4)3. B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3. D. FeSO4.
Câu 24: Câu nào đúng khi nói về: Gang?
A. Là hợp kim của Fe có từ 0,01% - 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
B. Là hợp kim của Fe có từ 2% - 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
C. Là hợp kim của Fe có từ 6% - 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.
D. Là hợp kim của Fe có từ 6 - 10% C và một ít S, Mn, P, Si.
Câu 25: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là
A. tính oxi hóa. B. tính khử.
C. tính kim loại. D. tính lưỡng tính.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: