YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021 - 2022

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021 - 2022 gồm phần kiến thức ôn tập và các bài tập vận dụng nhằm giúp các em học sinh lớp 10 có thể ôn tập và củng cố các kiến thức về Sinh học trong chương trình học kỳ 1. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 10 thi tốt, đạt kết quả cao!

ATNETWORK

1. Kiến thức cần nhớ

1.1.  Thành phần hóa học của tế bào

- Trình bày sơ lược các bậc cấu trúc  của protein.

- Nêu chức năng của các loại lipit.

- Nêu các chức năng của prôtêin.

- Vai trò của nước đối với tế bào.

1.2. Cấu trúc tế bào

1.2.1. Tế bào nhân sơ

- Hãy nêu thành phần cấu tạo của thành tế bào nhân sơ. Dựa theo cấu trúc của thành tế bào chia thành những loại vi khuẩn nào?

- Hãy nêu đặc điểm chung, cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ.

1.2.2. Tế bào nhân thực

- Hãy nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân thực.

- Nêu cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực.

- So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, tế bào thực vật với tế bào động vật.

- Phân biệt được bản chất hóa học của thành tế bào thực vật với thành tế bào nấm.

- Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp, lizoxom với không bào.

- Trình bày cấu tạo màng sinh chất. Làm rõ chức năng của các loại protein cấu tạo nên màng.

- Trình bày khái niệm: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất bào, nhập bào. Có những con đường vận chuyển thụ động nào? Đặc điểm các chất được vận chuyển bằng con đường đó.

- Tại sao khi ta ngâm rau vào nước muối khi rửa rau sống, nếu ta cho nhiều muối vào nước để rửa thì rau rất nhanh bị héo?

- Tại sao tế bào hồng cầu trong cơ thể người lại không bị vỡ?

- Điều gì xảy ra khi ta ngâm quả mơ vào đường? Hãy giải thích kết quả.

1.3. Chuyển hóa vật chất trong tế bào

- Nêu được khái niệm năng lượng

- Trình bày được các dạng năng lượng trong tế bào

- Trình bày được quá trình chuyển hoá vật chất

- Nêu được khái niệm, cấu tạo và vai trò của enzim

- Trình bày được các giai đoạn chính của hô hấp tế bào

- Nêu được các vấn đề liên quan đến quang hợp

1.4. Phân bào

- Trình bày được các diễn biến của chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân

- Nêu được diễn biến quá trình giảm phân

2. Bài tập ôn tập

Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử.      B. tế bào.

C. mô.                         D. cơ quan.

Câu 2. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

A. chúng có cấu tạo phức tạp.                

B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.

C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.

D. cả A, B, C.

Câu 3. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là

A. Linnê.                     B. Lơvenhuc.

C. Hacken.                  D. Uytakơ.

Câu 4. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm

A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng .

B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

C. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.

D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 5. Giới nguyên sinh bao gồm

A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.

B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .

C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.

D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

Câu 6. Vi sinh vật bao gồm các dạng

A. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, vi rút.

B. vi khuẩn cổ, vi rút,vi tảo, vi nấm,động vật nguyên sinh .

C. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi rút, nấm .

D. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh .

Câu 7. Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành

A. Rêu.                        B. Quyết.

C. Hạt trần.                  D. Hạt kín.

Câu 8. Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành

A. Rêu.                        B. Quyết.

C. Hạt trần                   D. Hạt kín.

Câu 9. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố  chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là

A. ni tơ.

B. các bon.

C. hiđrrô.

D. phốt pho.

Câu 10. Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì

A. cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống .

B.chúng có tính phân cực.

C.có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.

D.chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

Câu 11. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do

A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.

B. liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.

C. liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.

D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.

Câu 12. Chất hữu cơ có đặc tính kị nước là

A- prôtit.

B- lipit.

C- gluxit.

D- cả A,B và C.

Câu 13. Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là

A. protein.                   B. cacbonhidrat.

C. axit nucleic.            D. lipit.

Câu 14. Chiều xoắn của mạch pôlipeptit trong cấu trúc bậc 2 của đa số prôtêin

A. ngược chiều kim đồng hồ.

B. thuận chiều kim đồng hồ.

C. từ phải sang trá.i

D. B và C

Câu 15. Bào quan gồm  cả ADN  và prôtêin là

A. ti thể.

B. ribôxôm.

C. trung tử.

D. nhiễm sắc thể.

Câu 16. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân.

B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông.

C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.

D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi.

Câu 17. Trong tế bào sống có

1. các ribôxôm.

2. tổng hợp ATP.

3. màng tế bào.

4. màng nhân.

5. các itron.

6. ADN polymerase.

7. sự quang hợp.

8. ti thể.

a) Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là

A. các phân tử axitnucleeic.

B. nuclêopotêin.

C. hệ gen.

D. các phân tử axit đêôxiribônuclêic.

b) Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là…

A. 1, 2, 3, 6, 7.

B. 1, 2, 3, 5, 7, 8.

C. 1, 2, 3, 4, 7.

D. 1, 3, 5, 6.

Câu 18. Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ

A. phốtpho lipít chỉ có ở một số loại màng.

B. chỉ có một số  màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực.

C. mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng.

D. chỉ có một số màng có tính bán thấm.

Câu 19. Trong tế bào, bào quan có kích thước nhỏ nhất là

A. ribôxôm.

B. ty thể.

C. lạp thể.

D. trung thể.

Câu 20. Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật là

A. ti thể. 

B. lưới nội chất.

C. bộ máy gongi.

D. trung thể.

Câu 21. Số lượng lục lạp và ti thể trong tế bào được gia tăng nhờ

A. tổng hợp mới.

B. phân chia.

C. di truyền.

D. sinh tổng hợp mới và phân chia.

Câu 22. Nhiều tế bào động vật được ghép nối với nhau một cách chặt chẽ nhờ

A. các bó vi ống.

B. các bó vi sợi.

C. các bó sợi trung gian.

D. chất nền ngoại bào.

Câu 23. Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm

A. nhân, ribôxôm, lizôxôm.

B. nhân, ti thể, lục lạp

C. ribôxôm, ti thể, lục lạp.

D. lizoxôm, ti thể, peroxixôm.

Câu 24. Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là

A. ti thể, lục lạp.

B. ribôxôm, lizôxôm.

C. lizôxôm, perôxixôm.

D. perôxixôm, ribôxôm.

Câu 25. Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là

A. lizôxôm.

B. perôxixôm.

C. gliôxixôm.

D. ribôxôm.

Câu 26. Khi khuếch tán qua kênh, protein vận chuyển 2 chất cùng lúc cùng chiều được gọi là vận chuyển

A. đơn cảng.

B. đối cảng.

C. đồng cảng.

D. kép.

Câu 27. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong

A. quá trình đường phân.

B. chuỗi truyền điện tử

C. chu trình Crep.

D. chu trình Canvin.

Câu 28. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là

A. đường phân.

B. trung gian .

C. chu trình Crep.

D. chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 29. Thành phần cơ bản của ezim là

A. lipit.

B. axit nucleic.

C. cacbon hiđrat.

D. protein.

Câu 30. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong

A. quá trình đường phân.

B. chuỗi truyền điện tử

C. chu trình Crep.

D. chu trình Canvin.

Câu 31. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là

A. đường phân.

B. trung gian .

C. chu trình Crep.

D. chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 32. Thành phần cơ bản của ezim là

A. lipit.

B. axit nucleic.

C. cacbon hiđrat.

D. protein.


Câu 33. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ

A. đầu.

B. giữa.

C. sau.

D. cuối .

Câu 34. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở

A- kì trung gian.

B- kì đầu.

C- kì giữa.

D- kì sau.

Câu 35. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân được thực hiện nhờ

A. màng nhân.

B. nhân con.

C. trung thể.

D. thoi vô sắc.


Câu 36. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là

A. 23.

B. 46

C. 69.

D. 92.

Câu 37. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là

A. 23.

B. 46.

C. 69.

D. 92.

Câu 38. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng  nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là

A- 8.

B- 12.

C- 24.

D- 48.

Câu 39. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì  sau có số NST trong tế bào là

A- 24 NST đơn.

B- 24 NST kép.

C- 48 NST đơn.

D- 48 NST kép.

Câu 40. Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ

A. đầu I. 

B. giữa I. 

C. sau I.

D. đầu II.

Câu 41. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra

A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.

B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.

C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.

D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.

Câu 42. Hình thức phân chia tế bào sinh vật nhân sơ là

A. nguyên phân.

B. giảm phân.

C. nhân đôi.

 D. phân đôi.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021 - 2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON