YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Ôn tập kiến thức bằng phương pháp đề cương sẽ rất hữu ích cho việc chuẩn bị ôn luyện trước kì thi HK2. HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 nhằm giúp các em hệ thống toàn diện kiến thức một cách có hệ thống theo từng bài. Chúc các em đạt điểm thật cao nhé!

ATNETWORK

1. Lý thuyết trọng tâm

1.1. Đọc: Các bài tập đọc từ tuần 21 đến tuần 34

1.2. Đọc hiểu: Đọc và tìm hiểu nội dung 1 văn bản mới.

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

1.3. Chính tả: Nghe đọc và viết một đoạn chính tả (khoảng 90 - 100 chữ)

1.4. Luyện từ và câu

* Ôn tập các từ :

- Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ .

- Nghĩa của từ: Từ ghép, từ láy

* Ôn tập về câu:

a. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai-là gì; Ai – làm gì; Ai – thế nào?

b. Câu cảm

Khái niệm: Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.

- Ví dụ:

Chiếc váy này đẹp quá!

Bạn Ngọc thông minh thật!

Dấu hiệu nhận biết:

   + Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chào, chà, trời; quá lắm, thật,…

   + Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)

- Ví dụ:

Trời ơi! Anh ta đã đi rồi.

Ôi chao! Cậu bất ngờ tới làm mình bất ngờ quá!

Chị Mai mặc chiếc váy này xinh thật!

- Chức năng:

    + Câu cảm thán dùng để nói lên ý kiến cá nhân của người viết, người đọc mà ý kiến đó mang nghĩa bộc lộ cảm xúc thật về sự vật, sự việc đó.

+ Dùng để cảm ơn người khác về sự giúp đỡ lớn lao hay không thể diễn tả hết ý nghĩa của câu nói.

+ Dùng để bộc lộ nỗi buồn khi thất bại hoặc mất đi một điều quý giá nhất mà ta có.

+ Để nói lên điều bất ngờ mà mình gặp qua trong cuộc sống.

c. Câu khiến

Khái niệm: Câu khiến (câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn ,… của người nói, người viết với người khác.

- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Đặc điểm câu khiến:

    + Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.

    + Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.

    + Có từ ngữ điều cầu khiến trong câu ví dụ như: ngay, nào, đừng, hãy, thôi…

    + Thông thường kết thúc câu bằng dấu chấm than để nhấn mạnh câu nói.

Chức năng:

    + Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp.

* Mở rộng vốn từ: Du lịch -Thám hiểm; Dũng cảm; Sức khỏe; Tài năng; Cái đẹp

1.5. Tập làm văn

Ôn tập văn miêu tả: Tả con vật

Dàn ý bài văn miêu tả con vật

a. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)

- Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

b. Thân bài:

- Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

+ Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

+ Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

+ Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

+ Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

+ Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

c. Kết luận:

- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

2. Bài tập

Bài tập 1: (Đọc viết) viết đúng chữ x/s:

Sơ suất

xuất xứ

xót xa

sơ sài

xứ xở

xa xôi

xơ xác

xao xuyến

sục sôi

sơ sinh

sinh sôi

xinh xắn

Bài tập 2: Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.

Bài tập 3: Tìm 4-5 từ có tiếng: sa, xác, xao, xát, sắc, song, sổ, xốc, xông, sôi, sơ, xơ, xuất, suất, sử, xử.

Bài tập 4:

 a) Điền chung / trung:

- Trận đấu ….. kết.

 - Phá cỗ ….. Thu.

- Tình bạn thuỷ …..

- Cơ quan ….. ương.

b) Điền chuyền hay truyền:

- Vô tuyến …. hình.

- Văn học … miệng.

- Chim bay …. cành.

- Bạn nữ chơi ….

Bài tập 5: Điền l / n:

…o …ê,

 …o …ắng,

 …ưu …uyến,

 …ô …ức,

 …ão …ùng,

 …óng …ảy,

 …ăn …óc,

 …ong …anh,

 …ành …ặn,

 …anh …ợi,

 …oè …oẹt,

 …ơm …ớp.

Bài tập 6: Điền l / n:

Hoa thảo quả …ảy dưới gốc cây kín đáo và …ặng …ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa …ửa, chứa …ắng.

Bài tập 7: Điền l /n:

Tới đây tre …ứa …à nhà

Giò phong …an …ở nhánh hoa nhuỵ vàng

Trưa …ằm đưa võng, thoảng sang

Một …àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.…án đêm, ghé tạm trạm binh

Giường cây …ót …á cho mình đỡ đau… (Tố Hữu)

Bài tập 8: Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l /n:

a) … trường Tam Đảo chạy quanh quanh

Dòng … qua nhà lấp … xanh

Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng …

Đàn cừu … gặm cỏ yên …(Vĩnh Mai)

b) Trăng toả … từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững … trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm … ban phát từng … hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng …, … nức. (Đức Huy)

Bài tập 9: Tìm 4-5 từ có tiếng: la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1. Đọc

Câu 2.

- Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ,…

- Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ,…

- Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,…

Câu 3.

- Sa: sa lầy, sa cơ lỡ bước, sa lưới, sa ngã, sa sút,…

- Xác: xác lập, xác minh, xác suất, xác định, xác xơ, xác thực,…

- Xao: xao động, xao xuyến, lao xao, xôn xao,…

- Xát: xô xát, xay xát, cọ xát, xây xát,…

- Sắc: sắc mặt, sắc xuân, màu sắc, biến sắc, xuất sắc,…

- Song: song ca, song hành, song phương, song toàn, song song, vô song, song sắt,…

- Sổ: sổ sách, sổ điểm, sổ tay, sổ toẹt, cửa sổ,…

Câu 4.

a) Điền chung / trung:

- Trận đấu chung kết.

 - Phá cỗ Trung Thu.

- Tình bạn thuỷ chung

- Cơ quan trung ương.

b) Điền chuyền hay truyền:

- Vô tuyến truyền hình.

- Văn học truyền miệng.

- Chim bay chuyền cành.

- Bạn nữ chơi chuyền

Câu 5.

no nê, lo lắng, lưu luyến, nô nức, não nùng, nóng nảy, long lanh, lành lặn,…

Câu 6.

Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

Câu 7.

Tới đây, tre nứa là nhà

Giỏ phong lan nở nhành hoa nhuỵ vàng

Trưa nằm đưa võng, thoảng sang

Một làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.

Câu 8.

a) nông, nước, lánh, lượn, non, lành.

b) lan, lờ, lặng, làn, nàn, náo.

Câu 9.

- la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la,…

- lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan,…

- lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm,…

- nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam,…

- lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam,…

- lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan,…

- nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,…

- nanh: nanh ác, nanh nọc, nanh cọp, nanh độc, nanh lợn, nanh vuốt, răng nanh,…

- lao: lao công, lao động, lao xao, gian lao,…

- lát: lát cắt, lát bánh, lát gạch, lát sàn, đan lát, chốc lát, giây lát,…

- lăm: lăm le, lăm lăm, mười lăm, hăm lăm,…

- lăng: lăng miếu, lăng mộ, lăng kính, lăng tẩm, xâm lăng,…

- năng: năng suất, năng động, năng khiếu, chức năng, siêng năng, tài năng,…

- lập: lập công, lập dị, lập đông, lập hạ, lập luận, sáng lập, tự lập, thành lập,…

- neo: neo thuyền, gieo neo, thả neo, neo đậu, neo lại,…

- nép: nép chặt, nép mình, nép vào, nem nép, khép nép,…

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON