Cùng với việc sưu tầm các đề thi thì đề cương sẽ giúp các em ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới hiệu quả hơn. Để các em học sinh có thêm tài liệu học tập kết hợp củng cố kiến thức, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 3 năm 2021-2022. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
1. Lý thuyết trọng tâm
1.1. Đọc thành tiếng
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)
2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)
3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)
4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)
5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)
6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)
7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)
8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)
1.2. Đọc hiểu: Đọc và tìm hiểu nội dung 1 văn bản mới.
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.
1.3. Chính tả: Nghe đọc và viết một đoạn chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
1.4. Luyện từ và câu
CÁC KIỂU CÂU
-Ai- là gì?
-Ai- làm gì?
-Ai thế nào?
SO SÁNH
a) Cấu tạo: Gồm có 4 yếu tố:
Vế 1 + Từ so sánh + Vế 2
VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát.
- Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em)
- Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa)
- Từ so sánh: như
- Phương diện so sánh: đỏ thắm.
b) Tác dụng.
Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói trường em.)
c) Dấu hiệu.
- Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,
- Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.
d) Các phép so sánh
* So sánh sự vật với sự vật.
* So sánh sự vật với con người.
* So sánh âm thanh với âm thanh.
* So sánh hoạt động với hoạt động.
NHÂN HOÁ
Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.
Các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt
Cách 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.
Các sự vật ( đồ vật, con vật, cây cối,…) không chỉ được gọi một cách thông thường mà được gọi giống như con người.
Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.
Cách 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.
Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….
Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.
Cách 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.
Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách đối đáp, trò chuyện của con người.
Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!
Các bước để sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
Bước 1: Xác định sự vật ( con vật, đồ vật, cây cối,…) được nhân hóa.
Việc nhận biết, xác định sự vật được sử dụng biệp pháp nhân hóa là gì? Con vật ( gà, vịt, cá,..), đồ vật ( bàn, ghế, tủ,…), hiện tượng tự nhiên ( mưa, nắng,…)…
Ví dụ: Trong câu: “ Bác chim đang đậu trên ngọc cây hót véo von”
- Sự vật được nhân hoá trong câu là “ Bác chim”. Dùng từ ngữ của con người “ Bác” để gọi loài chim.
Bước 2: Sử dụng các hình thức nhân hóa ( gọi, miêu tả, xưng hô) gán cho sự vật được lựa chọn để nhân hóa.
Các sự vật được nhân hóa được lựa chọn các hình thức nhân hóa phù hợp.
Ví dụ: Trong câu: “ Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới”.
- Sử dụng từ ngữ xưng hô “ Ông” để gọi Mặt trời.
- Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người “ ban phát” dùng cho sự vật được nhân hoá.
Bước 3: Tiến hành thực hiện với nội dung của câu.
Ví dụ: Điền từ ngữ có sử dụng nhân hoá để hoàn chỉnh câu giới thiệu sau:
Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè ………., chào mào…………., vẹt…………., cu gáy ……………….
- Trong trường hợp này, chúng ta nên sử dụng từ ngữ nhân hoá miêu tả hoạt động, tính chất giống như con người.
Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè biết múa, chào mào biết hát, vẹt biết nói, cu gáy biết chơi nhạc cụ.
1.5. Tập làm văn
- Bài văn tả người
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
- Người đó là ai? Ai nghề gì?
- Người đó hằng ngày làm những việc gì?
- Người đó làm việc như thế nào?
- Cảm nghĩ của em về công việc của người đó?
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
2. Bài tập
2.1. Đọc – Hiểu
a. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo Võ Quảng
b. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây.
B. Trên vòm lá.
C. Trong gốc cây.
D. Trên cành cây.
Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?
A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.
D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.
Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
D. Để kết bạn với Ong Thợ.
Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?
A. Ong Thợ.
B. Quạ Đen, Ông mặt trời
C. Ong Thợ, Quạ Đen
D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời
Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?
A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.
B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.
C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.
D. Ong Thợ bay về tổ.
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:
….…………………………………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6:
Ví dụ:
Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./...
Câu 7: A
Câu 8: Ong Thợ, bông hoa
Câu 9:
- HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm
2.2. Tiếng Việt
Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng "sĩ" để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.
Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?
kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?
đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu 1:
a) thi sĩ;
b) hoạ sĩ;
c) ca sĩ;
d) nghệ sĩ.
Câu 2:
Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3:
Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4:
2.3. Tập làm văn
Tập làm văn:
Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Yêu cầu:
- Đảm bảo từ 7 đến 10 câu
- Rõ bố cục 3 phần, đúng nội dung kể về một trận thi đấu thể thao
Bài mẫu:
Trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển CLB Sông Lam Nghệ An và CLB Trung Quốc em vừa được chiếu trên VTV3 làm em nhớ mãi.
Bước vào hiệp đấu đầu tiên, hai đội tập trung thi đấu cao độ, từng đường bóng đẹp mắt được phô diễn, những pha chắn bóng hiệu quả của hai đội giúp duy trì điểm số, kết thúc hiệp đấu với tỉ số sát nút, đội tuyển Trung Quốc vươn lên dẫn trước. Bước sang hiệp hai, đội tuyển Việt Nam bình tĩnh hơn, cô Kim Huệ và Ngọc Hoa vào sân đã giúp đội ta có những pha tấn công chắc chắn hơn, đối thủ dù rất cố gắng nhưng không ngăn được những đường bóng đầy tính toán và dứt khoát của cô Kim Huệ. Hiệp hai thế trận hoàn toàn nghiêng về đội ta, hai đội hòa nhau và bước vào hiệp 3. Lần này đội tuyển Trung Quốc giành quyền phát bóng trước. Hai đội thi đấu rất thận trọng, quyết liệt, tranh nhau từng điểm một. Sau phút hội ý, Việt Nam thực hiện chiến thuật bỏ ngỏ thành công, liên tiếp lên điểm khiến đối thủ bất ngờ, bối rối. Cuối cùng bằng pha tấn công của cô Ngọc Hoa ở phía cánh phải giúp đội tuyển nước nhà giành điểm số quyết định.
Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng đầy thuyết phục trước đội tuyển Trung Quốc. Trận đấu đã mang lại niềm vui, sự tự hào cho khán giả trên sân và khán giả trên mọi miền đất nước về thành tích xuất sắc của những cô gái vàng Việt Nam.
---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 3 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!