Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi HKII sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập: Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021-2022, được HOC247 biên soạn và tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn?
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.
Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng phổi và bằng da.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất chứa máu pha.
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.
- Nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
Câu 3: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng
- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước.
Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân dài, đuôi rất → động lực chính của sự di chuyển.
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn.
Câu 5: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch.
Bộ xương thằn lằn khác với bộ xương ếch ở những điểm sau:
- Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
Đốt sống thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp.
- Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn
Câu 6: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thẻ ít bị pha trộn.- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
Câu 7: So sánh cấu tạo các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết của thằn lằn và ếch.
Các nội quan : Hô hấp ( Thằn lằn):
Hô hấp Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Ếch : phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.
Tuần hoàn ( Thằn lằn ): Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt(máu ít pha trộn hơn)
Ếch : Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn)
Bài tiết ( Thằn lằn ):
- Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước(nước tiểu đặc)
Ếch :- Thận giữa.
- bóng đái lớn.
Câu 8: Nêu đặc điểm chung của Bò sát.
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
- Da khô, có vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu có vuốt sắc.
- Phổi có nhiều vách ngăn. Tim có vách hụt. máu pha đi nuôi cơ thể.
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. Trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.
- Là động vật biến nhiệt.
Câu 9: Nêu vai trò của Bò sát.
- Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột,...
- Có giá trị thực phẩm: Ba ba, rùa,...
Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu,... Làm dược phẩm: Rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa,...
- Gây độc cho người: rắn...
Câu 10: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
- Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong.
- Đẻ 2 trứng có vỏ đá vôi/lứa, trứng được cả chim trống và mái ấp.
- Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
Câu 11: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 12: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.
Kiểu bay vỗ cánh : - Đập cánh liên tục.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.
Kiểu bay lượn:
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.
Câu 13: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.
Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo 1 dòng khí liên tục đi qua các ống khí trng phổi theo 1 chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng đượcnguồn ô xi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay.
Câu 14: Phân biệt cấu tạo trong của chim bồ câu và thằn lằn.
Các cơ quan
Thằn lằn ( Tuần hoàn )
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn.
Tiêu hoá : Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.
Hô hấp : Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.
Sự thông khí phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân.
Bài tiết : Thận sau(số lượng cầu thận khá lớn)
Sinh sản:
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Chim bồ câu:
( Tuần hoàn ): Tim 4 ngăn, máu không pha trộn.
Tiêu hoá: Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ). Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lơn thích
nghi với đời sống bay.
Hô hấp : Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí(thông khí phổi)
Bài tiết :Thận sau(số lượng cầu thận rất lớn)
Sinh sản:
- Thụ tinh trong.
- Đẻ và ấp trứng.
Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của lớp Chim.
Là động vật có xương sống thích nghi với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 16: Nêu vai trò của chim.
- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.
- Cung cấp thực phẩm: Chim bồ câu, gà, vịt...
- Làm cảnh: vẹt, yểng...
- Làm chăn đệm, đồ trang trí: lông vịt, ngan, ngỗng, lông đà điểu....
- Phục vụ du lịch, săn bắt: vịt trời, ngỗng trời, gà gô...
- Huấn luyện để săn mồi: cốc đế, chim ưng, đại bàng...
- Giúp phát tán cây rừng, thụ phấn cho cây.
- Có hại cho kinh tế nông nghiệp: chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá...
- Là động vật trung gian truyền bệnh.
Câu 17: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.
- Bộ lông mao dày xốp → giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩm trong bụi rậm.
- Chi trước ngắn → đào hang, di chuyển.
- Chi sau dài khỏe → bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy → thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.
Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía → định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
Mắt có mí, cử động được → giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.
Câu 18: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh
* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàn có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 19: Nêu cấu tạo trong của thỏ chứng tỏ sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học
+ Hệ hô hấp: - Gồm khí quản, phế quản và phổi.
Phổi có nhiều túi phổi nhỏ(phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co giãn của cơ liên sườn và cơ hoành.
* Hệ tuần hoàn: - Tim 4 ngăn cộng hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh.
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
* Hệ thần kinh: - Ở thỏ các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển.
- Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp
- Tiểu não phát triển liên quan đến các cử động phức tạp ở thỏ.
* Hệ bài tiết: Thận sau cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.
Câu 20: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
- Chi trước biến đổi thành cánh da, màng cánh rộng, chân yếu.
- Lông mao thưa, mềm mại, đuôi ngắn.
- Cơ thể ngắn, thon nhỏ, hẹp.
Câu 21: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.
- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn
- Có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ ngắn
- Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
- Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo
- Chi sau tiêu giảm
- Sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa
Câu 22: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
* Bộ Ăn sâu bọ:- Thú nhỏ, mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe → đào hang.
- Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở mõm.
- Các răng đều nhọn.
* Bộ Gặm nhấm: Răng cửa lớn, luôn mọc dài, thiếu răng nanh, răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống hàm
* Bộ Ăn thịt:- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.
- Răng nanh lơn, dài, nhọn để xé mồi
- Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi
- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày ,êm
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.