Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 năm 2021-2022 Kết nối tri thức dưới đây đã được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em có kiến thức và tài liệu ôn tập cho kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các em sẽ đạt điểm cao nhé!
1. Nội dung ôn tập
1.1. Phần Lịch sử
- Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Lịch sử ra đời
- Đời sống vật chất và tinh thần
- Cuộc sống cai trị của các Thực dân phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của XH Âu Lạc
- Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc
- Những chuyển biến về kinh tế- xã hội trong thời kì Bắc thuộc
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước TK X
- Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
- Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Vương quốc Chăm - Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của vương quốc Chăm-pa
- Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
- Một số thành tựu tiêu biểu
- Vương quốc Phù Nam
- Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam
- Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
- Một số thành tựu tiêu biểu
1.2. Phần Địa lí
- Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
- Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
- Biển và đại dương
- Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
- Lớp đất trên Trái Đất
- Sự sống trên Trái Đất
- Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương
- Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa
- Rừng nhiệt đới
- Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
- Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững
2. Câu hỏi ôn tập
2.1. Phần Lịch sử
Câu 1. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?
A. 15 bộ.
B. 16 bộ.
C. 17 bộ.
D. 18 bộ.
Đáp án: A.
Nhà nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu liên minh 15 bộ là Hùng Vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).
Câu 2. Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Vua Hùng.
Đáp án: D.
Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là Vua Hùng (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).
Câu 3. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
Đáp án: B.
Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc (SGK Lịch Sử 6/ trang 64).
Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. sản xuất thủ công nghiệp.
B. trao đổi, buôn bán qua đường biển.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
Đáp án: C.
Câu 5. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Đáp án: B.
Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu là Thứ sử (SGK Lịch Sử 6/ trang 68).
Câu 6. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng.
B. Làm gốm.
C. Làm giấy.
D. Làm mộc.
Đáp án: C.
Dưới thời bắc thuộc, ở Việt Nam xuất hiện một số nghề thủ công mới, trong đó có nghề làm giấy (SGK Lịch Sử 6/ trang 71)
Câu 7. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Đáp án: A.
Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận là Thái thú (SGK Lịch Sử 6/ trang 68).
Câu 8. Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp dụng luật pháp hà khắc và
A. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
B. nắm độc quyền về muối và sắt.
C. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
D. đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
Đáp án: A.
Câu 9. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Chế tạo đồ thủy tinh.
B. Làm đồ gốm.
C. Đúc trống đồng.
D. Sản xuất muối.
Đáp án: A.
Kĩ thuật chế tạo đồ thủy tinh được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).
Câu 10. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Lễ Giáng sinh.
B. Tết Hàn thực.
C. Lễ phục sinh.
D. Tết dương lịch.
Đáp án: B.
Tết Hàn thực của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (SGK Lịch Sử/ trang 83).
Câu 11. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Tết Đoan Ngọ.
B. Lễ Giáng sinh.
C. Lễ Phật đản.
D. Tết dương lịch.
Đáp án: A.
Câu 12. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?
A. Đầu thế kỉ I.
B. Cuối thế kỉ II.
C. Đầu thế kỉ III.
D. Cuối thế kỉ IV.
Đáp án: B.
Cuối thế kỉ II, Vương quốc Chăm-pa được hình thành (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).
Câu 13. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của
A. nhà Hán.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Đường.
Đáp án: A.
Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của nhà Đường (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).
Câu 14. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?
A. Pa-lem-bang.
B. Lâm Ấp.
C. Chân Lạp.
D. Nhật Nam.
Đáp án: B.
Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là Lâm Ấp (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).
Câu 15. Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở
A. ven sông Bạch Đằng.
B. vùng cửa sông Tô Lịch.
C. ven sông Thu Bồn.
D. vùng Phong Khê.
Đáp án: C.
Câu 16. Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời.
B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu.
D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án A
Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).
Câu 17. Trong khoảng các thế kỉ III - V, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời.
B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu.
D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án: B.
Trong khoảng các thế kỉ III - V, Vương quốc Phù Nam phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).
Câu 18.Vào đầu thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời.
B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu.
D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án: C.
2.2. Phần Địa lí
Câu 1. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
A. vòng tuần hoàn địa chất.
B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
C. vòng tuần hoàn của sinh vật.
D. vòng tuần hoàn lớn của nước.
Đáp án D.
Câu 2. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm
A. nước biển.
B. nước sông hồ.
C. nước lọc.
D. nước ngầm.
Đáp án C.
Câu 3. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có
A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.
Đáp án D.
Câu 4. Nước luôn di chuyển giữa
A. đại dương, các biển và lục địa.
B. đại dương, lục địa và không khí.
C. lục địa, biển, sông và khí quyển.
D. lục địa, đại dương và các ao, hồ.
Đáp án B.
Câu 5. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Đáp án A.
Câu 6. Hợp lưu là gì?
A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.
B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.
D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.
Đáp án B.
Câu 7. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
C. Nước hồ.
D. Nước mưa.
Đáp án B.
Câu 8: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là
A. sóng biển.
B. dòng biển.
C. thủy triều.
D. triều cường.
Đáp án A.
Câu 9. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.
Đáp án A.
Câu 10. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là
A. sinh vật.
B. đá mẹ.
C. địa hình.
D. khí hậu.
Đáp án A.
Câu 11. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?
A. Tích tụ.
B. Thảm mùn.
C. Đá mẹ.
D. Hữu cơ.
Đáp án C.
Câu 12. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
Đáp án D.
Câu 13. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
Đáp án B.
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 năm 2021-2022 Kết nối tri thức. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.