Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn GDKT & PL 10 CTST năm 2022-2023 bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng môn GDKT & PL 10 CTST cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập trước bài thi Học kì 2 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Lý thuyết
Ôn tập nội dung kiến thức trọng tâm các bài
Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Bài 16: Chính quyền địa phương
Bài 17: Pháp luật và đơi sống
Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn ban pháp luật Việt Nam
2. Đề thi minh họa
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
A. 1/1/2015.
B. 28/11/2013.
C. 1/11/2014.
D. 1/1/2014.
Câu 2. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về
A. nhân dân.
B. liên minh công - nông.
C. Đảng cộng sản.
D. giai cấp thống trị.
Câu 3. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền
A. hưởng thụ và tiếp cận.
B. quản lý và giám sát.
C. truyền bá và loại bỏ.
D. tái tạo và tiếp nhận.
Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?
A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm
A. khắc phục, bồi thường thiệt hại.
B. thu hồi và bị cấm sản xuất.
C. thực hiện hành vi tương tự.
D. giải quyết cá nhân liên quan.
Câu 7. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Đảng cộng sản.
D. Chủ tịch nước.
Câu 8. Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Lập pháp và tư pháp.
B. Lập hiến và lập pháp.
C. Hành pháp và lập hiến.
D. Hành pháp và giám sát.
Câu 9. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. 1/3 tổng số đại biểu.
B. 2/3 tổng số đại biểu.
C. 1/2 tổng số đại biểu.
D. 3/3 tổng số đại biểu.
Câu 11. Theo Hiến pháp 2013, luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có
A. quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B. một nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
C. tổng số tất cả đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D. phiếu của Chủ tịch Quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 12. Sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân thể hiện nguyên tắc hoạt động nào của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tập trung dân chủ.
B. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Câu 13. Tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. tư cách pháp nhân.
C. năng lực dân sự.
D. chế độ xã hội.
Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.
Câu 15. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.
Câu 16. “Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà nước” là biểu hiện của nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất.
C. Tập trung dân chủ.
D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp
A. công khai, họp kín (khi cần thiết).
B. bí mật, họp kín (khi cần thiết).
C. bắt buộc phải công khai.
D. công khai, bất bì lúc nào.
Câu 18. Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là
A. Chủ tịch nước.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Phó Chủ tịch nước.
Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của
A. Quốc hội.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
Câu 20. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp là
A. kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. thực hành quyền công tố.
C. xử lý trách nhiệm dân sự.
D. chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 21. Viện kiểm sát nhân dân không có nhiệm vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
C. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
D. Kiểm sát hoạt động hành pháp.
Câu 22. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Toà án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Cơ quan điều tra.
Câu 23. Phương án nào dưới đây là chức năng của Ủy ban nhân dân?
A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 24. Hoạt động của Hội đồng nhân dân do
A. luật định.
B. yêu cầu của Quốc hội.
C. chỉ thị của Chính phủ.
D. Nhà nước quy định.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn GDKT & PL 10 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!