YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm về các quy luật di truyền, nhiễn sắc thể, ADN, ARN, ..... Đồng thời củng cố các kiến thức đã học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi Học kì 1 sắp tới nhé!

ATNETWORK

1. Ôn tập lý thuyết

1.1. Các thí nghiệm của Menden

a. Xác định KG của cá thể mang tính trạng trội

- Muốn xác định KG của cá thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích.

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn.

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp.

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG dị hợp.

b. Tương quan trội lặn của các tính trạng trong thực tiễn sản xuất

Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một KG nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

1.2. Nhiễm Sắc Thể

a. Thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật

 Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng

* Về số lượng:

Tế bào 2n của người có 46NST, của ruồi giấm có 8NST, của gà có 78NST, của bắp ngô có 20NST, của đậu Hà Lan có 14NST…

* Về hình dạng:

Hình dạng bộ NST có trong tế bào của mỗi loài là đặc trưng riêng…

Ví Dụ: Ở tế bào 2n của ruồi giấm có 8NST xếp thành 4 cặp NST gồm:

- 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái trong đó có 1 cặp hình hạt và 2 cặp hình V

- 1 cặp NST giới tính gồm 2 chiếc hình que ở ruồi cái hoặc 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc ở ruồi đực

b. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội

Bộ NST lưỡng bội

Bộ NST đơn bội

- NST tồn tại thành cặp, mỗi cặp NST gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc tườ mẹ

- Gen trên cặp NST tồn tại thành cặp alen

- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

- NST tồn tại thành nhiều chiếc riêng rẽ, mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ

- Gen tồn tại thành alen có nguồn gốc của bố hoặc mẹ

- Tồn tại trong tế bào giao tử đực hay giao tử cái

c. Cấu trúc điển hình của NST

- Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa

- Ở kì này, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (Crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ 2. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và prôtêin Histon.

d. Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến tự sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

e. Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

- Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động dính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

- Kì giữa: Các NST kép tiếp tục đóng xoắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.

- Kì cuối: Khi chuyển tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Sau đó bắt đầu một chu kì mới của tế bào.

f. Ý nghĩa của nguyên phân

- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên thông qua quá trình nguyên phân

- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính.

g. Diễn biến biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST

Lần phân bào I

Lần phân bào II

Kì đầu

- Các NST kép xoắn và co ngắn

- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau. Sau đó lại tách rời nhau

- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội

Kì giữa

 

 

Kì sau

- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào

 

- NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào

Kì cuối

Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội kép (n NST kép)

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội

 

h. Thụ tinh

- Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử

- Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội có nguồn gốc từ bố và mẹ

i. Ứng dụng

- Sự phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài (hoocmôn, ánh sáng, nhiệt độ, …)

- Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi

- Việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất, làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất cho con người.

1.3. ADN và Gen

a. Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN

- ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, khối lượng lớn, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử con gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: A, T, G, X. Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân

b. Cấu trúc không gian của ADN

* Cấu trúc không gian của ADN:

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải

- Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp nu. Đường kính vòng xoắn là 20A0

- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A liên kết với T còn G liên kết với X

* Hệ quả của NTBS:

- Khi biết trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn kia

- Do NTBS nên trong phân tử ADN , số Timin bằng số Adênin và số Xitôzin bằng số Guanin

            A = T, G= X → A + T = G + X

c. Quá trình tự nhân đôi của ADN

- Đầu tiên phân tử ADN tháo xoắn và tách dần dần hai mạch đơn ra dưới tác dụng của enzim

- Các nu trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X để tạo ra mạch mới

- Mạch mới tạo ra liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành ADN con rồi đóng xoắn dần lại

- Do phân tử ADN mẹ có 2 mạch đơn đều làm mạch gốc nên sau 1 lần nhân đôi, nó tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ lúc đầu. Hai ADN con này sau đó được phân chia cho hai tế bào con trong quá trình phân bào

d. Bản chất hoá học và chức năng của gen.

- Bản chất hóa học của gen là ADN – mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin

- ADN  hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

e. Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: Gen à ARN

- ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc:

- Khuôn mẫu: dựa trên một mạch của gen

- Bổ sung:Các nu tự do trong môi trường nội bào đến lắp ghép với mạch gốc của gen dựa trên nguyên tắc bổ sung:

A mạch gốc liên kết với U môi trường

T mạch gốc liên kết với A môi trường

G mạch gốc liên kết với X môi trường

X mạch gốc liên kết với G môi trường

- Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: Gen à ARN là trình tự các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trên mạch ARN

f. ARN

- ARN là axit ribônuclêic. Tùy theo chức năng mà người ta phân chia làm 3 loại ARN khác nhau: ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm

- ARN thông tin (mARN) có chức năng truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin cần được tổng hợp

- ARN vận chuyển (tARN) có chức năng vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin

- ARN ribôxôm (rARN) là phần cấu tạo nên ribôxôm-nơi tổng hợp prôtêin

- ARN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P

- ARN là một đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN

- ARN được cấu taọ theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các nu thuộc 4 loại A, U, G, X liên kết tạo thành một chuỗi xoắn đơn

g. Protêin

- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể có các nguyên tố khác

- Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên Prôtêin là axitamin, có hơn 20 loại axitamin khác nhau

- Tính đa dạng: do trình trự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axitamin

- Tính đặc thù: Mỗi phân tử Protêin không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axitamin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axitamin

- Prôtêin có rất nhiềuchức năng quan trọng trong tế bào và cơ thể như:

+ Prôtêin là tành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể

+ Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào

+ Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể

+ Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể

+ Prôtêin là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể

+ Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào

+ Protêin còn biểu hiện tính trạng của cơ thể

--> Vì vậy Protêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể

1.4. Biến dị

---(Để xem tiếp nội dung Biến dị của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. Bài tập luyện tập

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Chẩn đoán.                                           

B. Cung cấp thông tin.      

C. Cho lời khuyên quan đến các bệnh và tật di truyền.

D. Điều trị các tật, bệnh di truyền.

Đáp án: D

Câu 2: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời thì không được kết hôn với nhau? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

    A. 3 đời .                             B. 4 đời .               C. 5 đời.                D. 6 đời.

Đáp án: A

Câu 3: Ở lứa tuổi nào sau đây phụ nữ không nên sinh con? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. 24.                                 B. 28.                          C. 34.                          D. Trên 35.

Đáp án: D

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, làm tăng số người mắc bệnh, tật di truyền là do: (chương V/ bài 30/ mức độ 3)

A. Khói thải ra từ các khu công nghiệp.

B. Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.

C. Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

D. Nguồn lây lan các dịch bệnh.

Đáp án: C

Câu 5: Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là: (chương V/ bài 30/ mức độ 3)

A. 25%.                  B. 50%.                       C. 75%.                       D. 100%.

Đáp án: A

Câu 6: Ngành di truyền y học có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền được gọi là gì? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Di truyền  học sức khỏe.

B. Di truyền học hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình……..

C. Di truyền y học tư vấn.

D. Di truyền học tương lai nhân loại.

Đáp án: C

Câu 7: Những trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người?

(chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời

B. Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ

C. Do ăn uống thiếu chất

D. Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng do phóng xạ, hóa chất

Đáp án: C

Câu 8: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)

A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền

B. Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt

C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng

D. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100%  con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền

Đáp án: A

Câu 9: Hãy chọn câu sai trong các câu sau: Tại sao không nên kết hôn gần? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Vì làm suy thoái nòi giống

B. Vì làm các đột biến lặn có hại dễ biểu hiện ra kiểu hình .

C. Vì vi phạm Luật Hôn nhân gia đình

D. Vì dễ gây ra chứng vô sinh ở nữ

Đáp án: D

Câu 10: Điều nào sau đây là không đúng cho cơ sở di truyền của luật hôn nhân gia đình? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)

A. Nên sinh con ở độ tuổi 20 à 24 để đảm bảo học tập và công tác tốt và giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao

B. Nếu người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời lấy nhau thì khả năng dị tật ở con cái học tăng lên rõ rệt và dẫn đến suy thoái nòi giống

C. Do tỉ lệ nam / nữ ở tuổi 18 – 35 là 1 : 1 nên mỗi người chỉ được lấy một vợ (hay một chồng)

D. Nếu một nam lấy nhiều vợ hay một nữ lấy nhiều chồng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong xã hội

Đáp án: A

Câu 11: Di truyền y học tư vấn có chức năng gì? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Giúp y học chẩn đoán, phát hiện bệnh di truyền, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra cách phòng và chữa bệnh.

B. Giúp y học khắc phục những hậu quả của các bệnh, tật di truyền

C. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền

D. Mở phòng tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình

Đáp án: C

Câu 12: Chọn từ phù hợp trong số những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu: “Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến …… có hại được biểu hiện trên  cơ thể đồng hợp”. (chương V/ bài 30/ mức độ 2)

A. Lặn                      B. Trội                      C. Chậm                      D. Nhanh       

Đáp án: A

Câu 13: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về: (chương VI / bài 31/ mức độ 2)

A. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.

B. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.

C. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

D. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.

Đáp án: C

Câu 14: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo:  (chương VI / bài 31/ mức độ 1)

A. Cơ thể hoàn chỉnh.                                C. Cơ quan hoàn chỉnh.

B. Mô sẹo.                                                  D. Mô hoàn chỉnh.

Đáp án: B

Câu 15: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm? (chương VI/ bài 31/mức độ1)

A. Mô.                                                        C. Mô phân sinh.

B. Tế bào rễ.                                               D. Mô sẹo và tế bào rễ.

Đáp án: C

Câu 16: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)

A. Tia tử ngoại.                              C. Xung điện.

B. Tia X.                                        D. Hoocmôn sinh trưởng.

Đáp án: D

Câu 17: Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì? (chương VI / bài 31/ mức độ 2)

A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất

B. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như  sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc …

C. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt

D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Đáp án: C

Câu 18: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào? (chương VI /bài 31/ mức độ 3)

A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

B. Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý

C. Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người

D. Tạo ra giống có năng suất cao, miễn  dịch tốt

Đáp án: A

Câu 19: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào? (chương VI / bài 31/ mức độ 2)

A. Vi nhân giống                                        C. Gây đột biến dòng tế bào xôma

B. Sinh sản hữu tính                                   D. Gây đột biến gen

Đáp án: A

Câu 20: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: (chương VI / bài 31/ mức độ 3)

A. Gây đột biến gen                                               C. Nhân bản vô tính

B. Gây đột biến dòng tế bào xôma                         D. Sinh sản hữu tính

Đáp án: C

Câu 21: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện : (chương VI / bài 31/ mức độ 1)

A. Công nghệ tế bào                                              C. Công nghệ sinh học

B. Công nghệ gen                                                   D. Kĩ thuật gen

Đáp án: A

Câu 22: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)

A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm

C. Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên

D. Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm

Đáp án: B

Câu 23: Hãy chọn phương án sai: Phương pháp vi nhân giống ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật có nhiều ưu việt hơn so với nhân giống vô tính bằng cách: giâm, chiết, ghép. (chương VI / bài 31/ mức độ 2)

A. Ít tốn giống                                                        C. Tạo ra nhiều biến dị tốt

B. Sạch mầm bệnh                                                 D. Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm

Đáp án: C

Câu 24: Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? .(chương VI / bài 31/ mức độ 3)

A. Công nghệ chuyển gen

B. Công nghệ tế bào

C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi

D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Đáp án: B

Câu 25: Trong kĩ  thuật  cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi: (chươngVI / bài 32/ mức độ2)

A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit

B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit

C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền

D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp

Đáp án: C

Câu 26: Kĩ thuật gen là gì? (chươngVI / bài 32/ mức độ1)

A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật  tạo ra một gen mới.

B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.

C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận  sang tế bào khác.

D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền

Đáp án: D

Câu 27: Công nghệ gen là gì? (chươngVI / bài 32/ mức độ1)

A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen

B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp

C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen

D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen

Đáp án: A

Câu 28: Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2 )

A. Tạo chủng vi sinh vật mới

B. Tạo cây trồng biến đổi gen

C. Tạo cơ quan nội tạng  của người từ các tế bào động vật

D. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen.

Đáp án: C

Câu 29: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành :(chươngVI / bài 32/ mức độ2)

A. Công nghệ enzim / prôtêin                                C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

B. Công nghệ gen                                                   D. Công nghệ sinh học

Đáp án: D

Câu 30: Ngành công nghệ nào là công nghệ cao và mang tính quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2)

A. Công nghệ gen                                                  C. Công nghệ chuyển nhân và phôi

B. Công nghệ enzim / prôtêin                                D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Đáp án: A

Câu 31: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản thực phẩm? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)

A. Công nghệ enzim / prôtêin                                C.  Công nghệ tế bào thực vật và động vật

B. Công nghệ gen                                                   D.  Công nghệ lên men

Đáp án: D

Câu 32: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các loại axít amin, các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)

A. Công nghệ enzim / prôtêin                                C. Công nghệ sinh học y – dược

B. Công nghệ sinh học xử lí môi trường               D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

Đáp án: A

Câu 33: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2)

I. Tạo ADN tái tổ hợp

II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện

III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút

A. I, II, III              B. III, II, I                   C. III, I, II                               D. II, III, I

Đáp án: C

Câu 34: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người? (chươngVI / bài 32/ mức độ 1)

A. Glucagôn                       B. Ađrênalin                C. Tirôxin                    D. Insulin

Đáp án: D

Câu 35: Trong các lĩnh vực sau đây:

I. Tạo các chủng vi sinh vật mới

II. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

III. Tạo động vật biến đổi gen

Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng ở các lĩnh vực nào? (chươngVI / bài 32/ mức độ 1)

A. I                         B. II, III                                  C. I, III                       D. I, II, III

Đáp án: D

Câu 36: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là : (chươngVI / bài 32/ mức độ 2)

A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống

B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.

C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống

D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới

Đáp án: B

Câu 37: Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)

A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới

B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác.

C. Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém

D. Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản , dễ làm.

Đáp án: A

Câu 38: Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực “tạo ra các chủng vi sinh vật mới”: (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)

A. Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người

B. Tạo giống lúa giàu vitamin A

C. Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi

D. Cá trạch có trọng lượng cao

Đáp án: A

Câu 39: Tia nào sau đây có khả năng xuyên sâu qua các mô? (chươngVI / bài 33/ mức độ 1)

A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại.                     B. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta

C. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma                            D. Tia tử ngoại, tia anpha, tia bêta

Đáp án: B

Câu 40: Tia nào sau đây không có khả năng xuyên sâu qua các mô? (chươngVI / bài 33/ mức độ 1)

A. Tia X                 B. Tia gamma              C. Tia tử ngoại            D. Tia anpha

Đáp án: C

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON