Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2023-2024 nhằm giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng vẽ - nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, ..... Đồng thời củng cố các kiến thức đã học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi Học kì 1 sắp tới nhé!
1. Ôn tập lý thuyết
1.1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
* Các dân tộc ở Việt Nam
- Thành phần: Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 85,3% dân số cả nước - 2019).
- Đặc điểm
+ Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…
+ Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Phân bố các dân tộc
- Dân tộc kinh: Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
- Các dân tộc ít người
+ Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa các vùng.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
1.2. Dân số và gia tăng dân số
* Số dân
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 97,5 triệu người (năm 2019).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
* Gia tăng dân số
- Sự biến đổi dân số:
+ Giai đoạn 1954 - 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
1.3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
* Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đồng đều theo vùng.
-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).
* Các loại hình quần cư
Đặc điểm |
Quần cư nông thôn |
Quần cư thành thị |
Phân bố dân cư |
Tập trung thành các điểm dân cư. |
Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn. |
Tên gọi điểm quần cư |
- Làng, ấp (người Kinh). - Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). |
Phường, quận, khu đô thị, chung cư,… |
Hình thái nhà cửa |
Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. |
Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới. |
Hoạt động kinh tế chủ yếu |
Nông nghiệp |
Công nghiệp, dịch vụ |
Mật độ dân cư |
Thấp |
Cao |
* Đô thị hoá
- Đặc điểm:
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa:
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.
1.4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
* Nguồn lao động và sử dụng lao động
a. Nguồn lao động
- Số lượng: Dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Chất lượng:
+ Thế mạnh:
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Hạn chế: Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
+ Biện pháp: Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
b. Sử dụng lao động
- Đặc điểm:
+ Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.
- Xu hướng:
+ Số lao động có việc làm tăng lên.
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng.
Tỉ trọng lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm.
-> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
* Vấn đề việc làm
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm -> Nguyên nhân là do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao -> Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, trình độ người lao động còn thấp.
1.5. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
* Những thành tựu và thách thức
a. Thành tựu
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
- Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
b. Thách thức
- Trong nước:
+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo,… đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.
+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
- Trên thế giới:
+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.
+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…
=> Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.
1.6. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
* Ý nghĩa
- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.
* Các loại hình giao thông vận tải
- Đường bộ
+ Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.
+ Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông - Tây.
+ Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.
- Đường sắt
+ Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam - Bắc với tổng chiều dài 2632 km.
+ Các tuyến đường còn lại: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên.
- Đường sông
+ Mới được khai thác ở mức độ thấp.
+ Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).
- Đường biển
+ Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.
+ Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Đường hàng không
+ Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.
+ Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).
+ Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.
- Đường ống: Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
1.7. Thương mại và du lịch
* Thương mại: Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương
a. Nội thương
- Vai trò: Phục vụ nhau cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước.
- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.
- Phân bố:
+ Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.
+ Phân bố: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
b. Ngoại thương
- Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.
- Tình hình phát triển:
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
+ Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.
* Du lịch
- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.
- Điều kiện phát triển:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,…
- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.
- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.
1.8. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
---(Để xem tiếp nội dung vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.9. Vùng Đồng bằng sông Hồng
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Đất:
+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.
+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.
+ Đất Phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.
+ Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.
+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và Hà Tây.
- Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, các khoáng sản có giá trị là:
+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.
+ Sét cao lanh: Hải Dương.
+ Than nâu: Hưng Yên.
+ Khí tự nhiên: Thái Bình.
- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.
Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
* Đặc điểm dân cư, xã hội
- Đặc điểm:
+ Số dân: ĐBSH là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 21,3 triệu người, chiếm 21,9% dân số cả nước (Năm 2019). Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số: Cao, có xu hướng giảm.
+ Phân bố: Mật độ dân số cao: 1 420 người/km² (Năm 2019).
+ Lao động: Số lượng lớn, nhiều lao động có kĩ thuật.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
- Khó khăn:
+ Số dân quá đông, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.
+ Sức ép dân số tới các vấn đề xã hội, môi trường.
* Cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng
- ĐBSH là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
- Một số đô thị đã hình thành từ lâu đời như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).
- Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trong hướng ra vịnh Bắc Bộ.
1.10. Vùng Bắc Trung Bộ
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Đặc điểm
Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:
- Phân hóa bắc - nam:
+ Phía Bắc: là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có
+ Phía Nam: là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.
- Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển à mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.
b. Thuận lợi
- Rừng và khoáng sản phong phú à phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.
- Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô - hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển và thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia,… (Động Phong Nha - Kẻ Bàng, động Thiên đường).
c. Khó khăn
- Khí hậu: thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm và gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
- Nạn cát bay, cát chảy ven biển.
- Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.
* Tình hình phát triển kinh tế
d. Nông nghiệp
* Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi: Địa hình đa dạng.
- Gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp: địa hình hẹp ngang, thiên tai,...
* Tình hình phát triển:
- Trồng trọt: Bình quân lương thực có hạt theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...).
- Lâm nghiệp: Trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp đang được đẩy mạnh.
- Chăn nuôi: Trâu bò đàn ở phía Tây; Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở phía Đông.
- Triển khai mô hình kết hợp nông - lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
e. Công nghiệp
- Điều kiện phát triển: Nguồn khoáng sản, đặc biệt là đá vôi nên vùng phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tình hình phát triển:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm.
+ Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng
+ Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển hầu hết ở các địa phương. Tập trung chủ yếu ở phía đông: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
f. Dịch vụ
- Điều kiện phát triển:
+ Vị trí cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông với Biển Đông.
+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới.
- Tình hình phát triển:
+ Giao thông vận tải: Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không à Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam - Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
+ Du lịch: Số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
1.11. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
---(Để xem tiếp nội dung vùng Duyên hải Nam Trung Bộ các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. Bài tập luyện tập
Câu 1. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có những dân tộc nào sau đây?
A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.
B. Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Hrê.
C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.
D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.
Chọn A.
Câu 2. Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?
A. 57 dân tộc.
B. 56 dân tộc.
C. 54 dân tộc.
D. 55 dân tộc.
Chọn C.
Câu 3. Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
C. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
Chọn B.
Câu 4. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay thuộc loại nào sau đây?
A. Cơ cấu dân số già.
B. Cơ cấu dân số ổn định.
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Cơ cấu dân số phát triển.
Chọn C.
Câu 5. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan và Inđônêxia.
B. Mianma và Lào.
C. Philippin và Inđônêxia.
D. Mianma và Philippin.
Chọn C.
Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ nào sau đây?
A. Rất thấp.
B. Thấp.
C. Trung bình.
D. Cao.
Chọn B.
Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là
A. sản xuất công nghiệp.
B. sản xuất dịch vụ.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. các hoạt động thương mại.
Chọn C.
Câu 8. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số thế nào?
A. Thấp.
B. Trung Bình.
C. Cao.
D. Rất cao.
Chọn C.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào, tăng nhanh.
B. Hầu như không tăng.
C. Dồi dào, tăng chậm.
D. Tăng chậm, số lượng ít.
Chọn A.
Câu 10. Nguồn lao động nước ta còn có những hạn chế nào sau đây?
A. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
B. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Thể lực, trình độ và tác phong lao động.
D. Khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật.
Chọn C.
Câu 11. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Chọn D.
Câu 12. Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là
A. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
B. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.
C. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam.
D. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
Chọn A.
Câu 13. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào sau đây?
A. 1975.
B. 1980.
C. 1986.
D. 1995.
Chọn C.
Câu 14. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng trung du và miền núi.
D. Đồng bằng ở Duyên hải Miền Trung.
Chọn A.
Câu 15. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?
A. Hợp tác xã nông - lâm.
B. Kinh tế hộ gia đình.
C. Nông trường quốc doanh.
D. Trang trại, đồn điền.
Chọn B.
Câu 16. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?
A. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
B. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
Chọn C.
Câu 17. Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?
A. Mía.
B. Đậu tương.
C. Ca cao.
D. Đậu xanh.
Chọn D.
Câu 18. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
D. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 19. Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là
A. đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.
B. diện tích đất trồng bị thu hẹp.
C. công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
D. diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
Chọn A.
Câu 20. Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào sau đây?
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng nguyên sinh.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ.
Chọn D.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án từ câu 21-40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.