YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức Ngữ văn 10 CTST và củng cố kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu này giúp các em ôn tập hoàn thành tốt bài kiểm tra trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

1. LÝ THUYẾT

Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ)

Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ: Thơ văn Nguyễn Trãi.

2. CẤU TRÚC ĐỀ THI

Câu 1. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Câu 2. Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

4

0

3

1

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

15

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

3. ĐỀ THI MINH HỌA

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 21

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám (1) ;

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

Đen gần mực đỏ gần son.

(Bảo kính cảnh giới – bài 21- Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)

Chú thích: (1) và (2) : Lấy ý từ câu tục ngữ "ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn". Chữ "đau răng ăn cốm" là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm.. mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.

Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;

A. Biểu cảm, nghị luận

B. Biểu cảm, tự sự

C. Nghị luận, tự sự

D. Nghị luận, thuyết minh

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn

B. Thất ngôn xen lục ngôn

C. Thất ngôn bát cú Đường luật

D. Tự do

Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

A. Hai câu thực

B. Hai câu luận

C. Hai câu thực và hai câu luận

D. Hai câu đề và hai câu thực

Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?

A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm

B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn.

A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại

B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.

C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.

D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.

Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí

B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian

C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.

D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:

A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.

B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.

C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy

D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.

Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Đen gần mực đỏ gần son.

Câu 10. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON