YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 Vật lí 9 năm học 2023-2024

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập thi giữa Học kì 1  môn Vật lí 9 năm 2023-2024 đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải bài tập để làm bài kiểm tra chương và bài thi HK1 thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì sắp tới!

ADSENSE

1. Tóm tắt lí thuyết

1.1. Định luật ôm – điện trở của dây dẫn

a. Hệ thức của định luật

\(I=\frac{U}{R}\)

b. Phát biểu định luật

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây

Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức:

\(R=\frac{U}{I}\)

b. Điện trở dây dẫn:

  • Tỉ số  \(\frac{U}{I}\) không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó
  • Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là

  • Đơn vị của điện trở: là Ôm , ký hiệu là Ω

Kilôôm kí hiệu kΩ:    1kΩ  = 1000Ω

Megaôm kí hiệu MΩ:  1 MΩ = 1000000Ω

  • Ý nghĩa của điện trở: Dây nào có điện trở lớn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ đi bấy nhiêu lần
  • Do đó điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn

1.2. Định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp

a. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:

I1=I2=…=In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

U=U1+U2+…+Un

b. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước

Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần   

Rtd = R1 + R2

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

                            \(\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{R_{1}}{R_{2}}.\)

Lưu ý:

Ampe kế,dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện,nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch mắc nối tiếp R2

1.3. Định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song

a. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:

I = I1+ I2+…+ In

- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

U = U1= U2=…= Un

b. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song là: 

Kết luận:

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở thành phần

Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ ngịch với điện trở đó

\(\frac{I_1}{I_2}=\frac{R_2}{R_1}\)

1.4. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố của dây

  • Chiều dài dây dẫn
  • Tiết diện làm dây dẫn
  • Vật liệu làm dây dẫn
  • Điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây

\(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)

1.5. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

a. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở với các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.

b. Điện trở suất - Công thức điện trở

Điện trở suất 

Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2

Điện trở suất được ký hiệu là \(\rho\) (đọc là rô)

Đơn vị của điện trở suất là \(\Omega m\) (đọc là ôm mét)

Công thức điện trở

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện  của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:

 \(R=\rho .\frac{l}{S}\)

Trong đó:

  • \(\rho\): điện trở suất (\(\Omega m\))
  • l: chiều dài dây dẫn (m)
  • S: tiết diện dây dẫn (m2)

1.6. Biến trở – điện trở dùng trong kỹ thuật

a. Biến trở

- Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.

- Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp).Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

- Kí hiệu trong mạch vẽ: 

b. Điện trở dùng trong kỹ thuật

- Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.

- Được chế tạo bằng lớp than hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

- Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:

+ Trị số được ghi trên điện trở.

+ Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở (4 vòng màu).

1.7. Công suất điện

a. Công suất điện: 

Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = U.I

Trong đó:

  • P công suất (W);
  • U hiệu điện thế (V);
  • I cường độ dòng điện (A)

Đơn vị:

Oát (W);

1MW=1000kW=1.000.000W

1W=103 kW=10-6MW

b. Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

P = I2.R

hoặc

\(P = \frac{{{{\rm{U}}^2}}}{{\rm{R}}}\) 

hoặc tính công suất bằng 

\({\rm{P\; = \;}}\frac{{\rm{A}}}{{\rm{t}}}\)

1.7. Điện năng – công dòng điện

a. Điện năng

* Điện năng

- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.

* Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

- Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng từ, hóa năng…

* Hiệu suất sử dụng điện

- Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

Công thức:

 \({\rm{H\; = \;}}\frac{{{{\rm{A}}_1}}}{{\rm{A}}}{\rm{.100\% }}\)

Trong đó:

  • A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
  • A: điện năng tiêu thụ.

b. Công dòng điện (điện năng tiêu thụ)

* Công dòng điện

- Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

- Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

  • A: công doàng điện (J)
  • P: công suất điện (W)
  • t: thời gian (s)
  • U: hiệu điện thế (V)
  • I: cường độ dòng điện (A)

- Ngoài ra còn được tính bởi công thức:

A=I2Rt

hoặc

\({\rm{A\; = \;}}\frac{{{{\rm{U}}^2}}}{{\rm{R}}}{\rm{t}}\)

* Đo điện năng tiêu thụ

- Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (kW.h).

1 kW.h = 3 600kJ =3 600 000J

1J = \(\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{3\;600\;000}}}}\)

1.8. Định luật Jun-lenxơ (Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)

* Định luật: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua

* Công thức: Q = I2.R.t

Trong đó:

  • Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
  • I: cường độ dòng điện (A)
  • R: điện trở ( W )
  • t: thời gian (s)

* Chú ý:

- Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q=0,24I2Rt

- Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức : Q=UIt

hoặc 

\({\rm{Q\; = \;}}\frac{{{{\rm{U}}^2}}}{{\rm{R}}}{\rm{t}}\)

- Công thức tính nhiệt lượng: Q=m.c.Dt

Trong đó: m khối lượng (kg)

c nhiệt dung riêng (JkgK)

Dt độ chênh lệch nhiệt độ (0C)

1.9. Sử dụng an toàn điện và tiết kiệm điện

a. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng

Một số lới ích khi tiết kiệm điện năng:

+ Giảm chi tiêu gia đình

+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn

+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, Đặc biệt trong những giờ cao điểm.

+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản suất

b. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp

+ Nên cho các bộ phận hiện giờ làm việc  khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện nên sử dụng chúng trong thời gian cần thiết

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Khi đặt một một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I . Hệ thức nào d­ưới đây biểu thị định luật Ôm

A. \(I = \frac{U}{R}\)                                                       C. \(I = \frac{R}{U}\)

B. \(R = \frac{U}{I}\)                                                      D. \(U = \frac{I}{R}\)

Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 3. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là

A. 3Ω.                                  B. 12Ω.                                      C.0,33Ω.                        D. 1,2Ω.

Câu 4. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 5. Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Am pe kế.                                                   B. Vôn kế.

C. Công tơ điện.                                             D. Đồng hồ đo điện đa năng

Câu 6. Hai điện trở R1= 10  và R2= 15  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 1A. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 25

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 1A

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 25V

D.Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 10V

Câu 7. Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào nếu tiết diện của nó tăng lên 4 lần:

A. Tăng lên 16 lần.                              B. Giảm đi 16 lần.

C. Tăng lên 4 lần.                                            D. Giảm đi 4 lần.

Câu 8.Trong các biểu thức sau đây đâu là biểu thức cúa định luật Jun-Len Xơ

A. Q=I. .t                B. Q= .t                         C. Q= .Rt                D. Q=I.R.

Câu 9. Hai điện trở R1= 10  và R2= 15  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 1A. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 25

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 1A

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 25V

D.Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 10V

Câu 10. Biến trở dung để điều chỉnh

A.Hiệu điện thế trong mạch 

B. Cường độ dòng điện trong mạch      

C.Chiều dòng điện trong mạch

D. Nhiệt độ của biến trở trong mạch

---

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

D

C

D

D

C

D

B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương Ôn tập giữa HK1 Vật lí 9 năm học 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF