Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 9 năm học 2021-2022 được HOC247 sưu tầm và đăng tải. Tài liệu gồm 2 phần lý thuyết và bài tập luyện tập sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập cũng như củng cố thêm kiến thức môn Lịch sử lớp 9 chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tải và tham khảo tài liệu dưới đây!
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Liên Xô
- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950).
- Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
1.2. Sự khủng hoảng và tan rã của Xô Viết
- Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết: sự khủng hoảng và công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp.
1.3. Phong trào giải phóng dân tộc
- Phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Phóng dân tộc giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của chủ nghĩa đế quốc giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
1.4. Tình hình chung của Châu Á
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á.
- Cuối những năm 50, phần lớn các quốc gia châu Á giành được độc lập.
- Nửa sau thế kỉ XX, nhiều quốc gia châu Á nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
- Sau Chiến tranh lạnh, một số nước châu Á diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai, khủng bố.
- Một số nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,... thế kỉ XXI được dự đoán sẽ là thế kỉ của châu Á.
- Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
1.5. Trung Quốc sau CTTG thứ 2
- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
- Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959).
- Đất nước trong thời kì biến động (1959 - 1978).
- Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay).
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh bị lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.
1.6. Tình hình Mĩ La-tinh
+ Năm 1959, cách mạng Cuba thắng lợi.
+ Những năm 60 đến những năm 80 của TK XX, đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước Mĩ La-tinh và trở thành “Lục địa bùng cháy”, lật đổ chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước, thành lập chính quyền dân tộc - dân chủ.
- Ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân đã lãnh đã thực thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc.
- Ở Ni-ca-ra-goa, mặt trận Xan-đi-nô lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh thu được nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, phát triển kinh tế,…
- Đầu những năm 90, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn.
- Quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của Cu-ba - hòn đảo anh hùng.
2. LUYỆN TẬP
2.1. Tự luận
Câu 1: Trình bày những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70?
Gợi ý trả lời:
- Bối cảnh lịch sử
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của... bên cạnh đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.
+ Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: Có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, cụ thể:
+ Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
+ Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
+ Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn:
- Về công nghiệp: Bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Vũ trụ, điện, nguyên tử...
- Về nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ vượt bậc.
- Về khoa học - kĩ thuật: Phát triển mạnh, đạt nhiều thành công vang dội: Năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 Liên Xô lại là nước đầu tiên phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.
- Về Quân sự: Từ năm 1972 qua một số hiệp ước, hiệp định về hạn chế vũ khí chiến lược, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung, hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
- Về Đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Sau khoảng 30 năm tiến hành khôi phục kinh tế, đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
- Ý nghĩa
+ Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
+ Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô?
Gợi ý trả lời:
- Nguyên nhân xụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
- Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN Mác-Lênin.
- Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân.
- Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
- Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là một bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu nhưng dồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây... Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.
2.2. Trắc nghiệm
Câu 1: Các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nào?
A. Là những nước tư bản phát triển. B. Là những nước phong kiến.
C. Là những nước tư bản kém phát triển. D. A và B đúng.
Câu 2: Năm 1949 đã diễn ra một sự kiện quan trọng ở Liên Xô. Đó là
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
B. Cả hai câu a và b đều đúng
C. Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế được hoàn thành
D. Cả hai câu a và b đều sai
Câu 3: Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?
A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
C. Hơn 27 triệu người chết. D. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
Câu 4: Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945 – 1950 là
A. Chế tạo tàu ngầm nguyên tử. B. Đưa con người bay vào vũ trụ.
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Đưa con người lên mặt trăng.
Câu 5: Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất
A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 6: Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, nước nào ở Đông Âu được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới?
A. An – ba – ni B. Bun – ga – ri C. Tiệp khắc D. Ru – ma - ni
Câu 7: Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
D. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 8: Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) là gì?
A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn.
B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng.
C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch.
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại.
Câu 9: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích
A. B và C đều đúng.
B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.
C. Xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Âu.
D. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản.
Câu 10: Tại sao Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng và hòa bình thế giới?
A. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ
B. Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
C. Tới nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ)
D. Chính phủ Liên Xô có nhiều chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực.
Câu 11: Nước nào ở Đông Âu được mệnh danh là "Đất nước của triệu người khất thực" trong những năm đầu sau Chiến tran thế giới thứ hai?
A. Ru-ma-ni B. Hung-ga-ri
C. Cộng hòa Dân chủ Đức D. Tiệp Khắc
Câu 12: Những năm 1946 – 1950, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?
A. Lần thứ tư B. Lần thứ năm C. Lần thứ sáu D. Lần thứ bảy
Câu 13: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất
A. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 14: Chỗ dựa chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu là
A. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.
B. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
C. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
D. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 -1949) và nhiệt tình của nhân dân.
Câu 15: Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là
A. Các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.
B. Khối SEV được thành lập.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
---(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 9 năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục: