Việc ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Lịch sử giữa học kì 1 này sẽ trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết khi các bạn học sinh lớp 9 sở hữu tài liệu: Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trấn Phú. Mời các bạn cùng tải miễn phí lớp 9 môn Sử dưới đây về ôn thi, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất.
Câu 1. Ba nước đầu tiên ở Đông Nam Á lật đổ chính quyền thực dân ngay trong năm 1945 là
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc.
C. Thái Lan,Việt Nam, Cam-pu-chia.
D. Ma-lai-xi-a, Lào, Mi-an-ma.
Câu 2. Mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN là
A. tập trung vào vấn đề an ninh và ổn định khu vực.
B. tập trung hợp tác mọi mặt về quốc phòng.
C. phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung.
D. liên minh quân sự, chính trị, văn hóa giáo dục, quốc phòng, kinh tế.
Câu 3. Việt Nam gia nhập ASEAN khi nào?
A. 8/8/1976.
B. 28/7/1995.
C. 8/7/1997.
D. 30/4/1999.
Câu 4. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.
C. sự ra đời của khối ASEAN.
D. ngày càng mở rộng đối ngoại hợp tác.
Câu 5. Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm mấy nước?
A. 10 nước
B. 11 nước
C. 12 nước
D. 13 nước
Câu 6. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia cua các nước
A. Lào, Việt Nam, Mi an ma, Phi lip pin, Xin ga po.
B. In đô nê xi a, Ma lay xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Việt Nam
C. Cam- pu- chia, Ma lay xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Thái Lan
D. In đô nê xi a, Ma lay xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Thái Lan
Câu 7. Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực
A. phồn vinh
B. hòa bình
C. mậu dịch tự do
D. ổn đinh và phát triển
Câu 8. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực
A. Bắc Phi.
B. Nam Phi
C. Trung Phi.
D. Tây Phi.
Câu 9. Sự kiện nào đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi?
A. Cách mạng Cu-ba thành công.
B. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
C. Các quốc gia Đông Nam Á giành độc lập.
D. Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi.
Câu 10. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi dưới hình thức
A. chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chế độ thực dân.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 11. Nen -xơn -man- đê- la là tổng thống da đen đầu tiên của
A. Đức.
B. Chi-lê.
C. Nam Phi.
D. Cu-ba.
Câu 12. Trong lịch sử thế giới thế kỉ XX, năm 1960 được gọi là
A. năm châu Mĩ.
B. năm châu Phi.
C. năm lục địa bùng cháy.
D. năm lục địa mới trỗi dậy.
Câu 13. Chế độ A pac thai đã bị đánh đổ ở Nam Phi năm
A. 1993
B. 1994
C. 2000
D. 2010
Câu 14. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên CNXH là ai?
A. Nen -xơn -man- đê- la
B. Chê Ghê-va-na.
C. Gooc-ba-chop.
D. Phi-đen Cax-tơ-rô.
Câu 15. Sự kiện lịch sử mở đầu cho cách mạng Cu – ba là
A. cuộc tấn công vào pháo đài Môn – ca – đa( 26/7/1953 ).
B. nghĩa quân Cu – ba mở cuộc tấn công (1958 ).
C. cuộc đổ bộ của tàu “Gran - ma” lên đất Cu – ba ( 1956 )
D. nghĩa quân Cu – ba chiếm lĩnh thủ đô La – ha – ba – na ( 1/1/1959 )
II- PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1. (1,5 điểm)
So sánh sự khác biệt giữa phong trào GPDT ở châu Á,châu Phi và Mĩ La tinh?
Câu 2 (2,5 điểm)
Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
ĐA |
A |
C |
B |
A |
B |
D |
C |
A |
B |
A |
C |
B |
A |
D |
A |
II- PHẦN TỰ LUẬN:
- Phong trào GPDT ở châu Á, châu Phi là chống đế quốc và tay sai, giành độc lập tự do dân chủ, thành lập Nhà nước độc lập.
- Phong trào GPDT ở Mĩ La- tinh là đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta Phiđen Caxtơrô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.
- Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phiđen và nhân dân Cu Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân VN “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sang hiến cả máu”.
+ Sau 1975 Cu Ba đã giúp nhân dân ta xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình).
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên ASEAN từ Asean 6 thành Asean 10.Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới mở ra trong khu vực Đông Nam Á.
Đề số 2
A. Trắc nghiệm: (5 d). Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 1: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
Câu 2: Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai chú trọng vào:
A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.
C. Phát triển kinh tế công- nông- thương nghiệp.
D. Phát triển công nghiệp nặng.
Câu 3: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu cơ bản gì?
A. Thể cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây.
B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng.
C. Thể cân bằng về sức mạnh quốc phòng so với Mĩ và các nước phương Tây.
D. Cả 3 cầu trên là đúng.
Câu 4: Trong tiến trình chiến tranh thế giới thứ hai Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì?
A. Xâm lược các nước này.
B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản.
C. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.
D. Giúp các nước này đánh bại thể lực phát xít.
Câu 5: Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động
B. Cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài.
D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Câu 6: Lý do nào chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống XHCN từ năm 1949.
Câu 7: Công cuộc xây dựng CNXII của các nước Đ.Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm đó là:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Tập thể hóa nông nghiệp.
C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
D. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt.
Câu 8: Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới vào khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu 9: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ ở các nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
B. In-đô-nê-xi-a, Xingapo, Thái Lan.
D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 10: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì?
A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1.1. Năm 2017, nước nào là chủ tịch ASEAN?
A. Thái Lan
B. Lào
C. Xin-ga-po
D. Mi- an- ma
Câu 1.2. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm nào?
A. Năm 1945
B. Năm 1949
C. Năm 1946
D. Năm 1950
Câu 1.3. Các nước tham gia hội nghị Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là những nước nào?
A. Việt Nam; Lào; Campuchia; Mianma; Brunay.
B. Inđônêxia; Malaixia; Philíppin; Xingapo; Thái Lan.
C. Việt Nam; Malaixia; Philíppin; Lào; Campuchia.
D. Malaixia; Philíppin; Singapo; Thái Lan; Campuchia.
Câu 1.4. Năm nào được gọi là “Năm Châu Phi”?
A. Năm 1960 B. Năm 1959 C. Năm 1961 D. Năm 1954
Câu 2. Sau đây là một đoạn viết về sự phát triển của tổ chức ASEAN. Em hãy dùng cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào chỗ trống (.....) sao cho phù hợp.
(tổ chức, mười nước, chín nước, khu vực, sáu nước, hợp tác)
“ASEAN từ ......(1)...... đã phát triển thành ........(2)........ thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử .......(3)............, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một .........(4)........ thống nhất”.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 phát triển như thế nào? Theo em trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ thì nguyên nhân nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 2. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 4
Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
Câu 2: Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Câu 3: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào những nguồn lợi nào? So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 5
I- Phần trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ?
A. Trung Quốc
B. Nhật C. Mĩ
D. Liên Xô
Câu 2: Sau CTTG II, trữ lượng vàng của Mĩ so với thế giới là:
A. 3/4
B. 2/3
C. 1/4
D. 1/2
Câu 3: Liên minh châu Âu viết tắt là:
A. EC
B. AU
C. EU
D. EEC
Câu 4: Hậu quả mà cả thế giới phải gánh chịu trong “chiến tranh lạnh” là gì?
A. Cả thế giới trong tình trạng căng thẳng của một cuộc chiến sắp nổ ra
B.Các nước đế quốc đã có một khối lượng khổng lồ về tiền và vũ khí.
C. Cả thế giới đều phát triển nhờ chiến tranh.
D. Thúc đẩy các nước phát triển vũ khí hạt nhân.
Câu 5: Cừu Đô-li - động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp:
A. công nghệ phôi thụ tinh trong ống nghiệm.
B. sinh sản hữu tính.
C. biến đổi gen.
D. sinh sản vô tính.
Câu 6: Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp được bắt đầu từ nước:
A. Ấn Độ
B. Mĩ
C. Mê-hi-cô
D. Pa-ki-xtan
Câu 7: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp
C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh
Câu 8: Đồng tiền chung châu Âu là:
A. Frăng
B. Ơ rô
C. Mac
D. Đô la
Câu 9: Tham dự hội nghị I-an-ta có các nước:
A. Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc
B. Anh, Pháp, Mĩ, Liên xô
C. Mĩ, Anh, Liên Xô
D. Anh, Pháp, Mĩ
Câu 10: Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai ở Nam Phi là:
A. Nen-xơn Man-đê-la.
B. Nát -Xe.
C. Xu -Các- Nô.
D. Yát -Xe Ara-Phá
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trấn Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!