YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2022-2023​ được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi thi giữa HK1 lớp 11 sắp tới. Hi vọng với tài liệu đề cương ôn thi giữa HK1 dưới đây sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhật Bản

a. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

- Kinh tế

* Nông nghiệp: dựa trên quan hệ sản xuất lạc hậu; địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề.

- Phương thức canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ

- Mất mùa, đói kém thường xuyên

* Công- thương nghiệp:

- Mầm móng KT tư bản chủ nghĩa xuất hiện

- Công trường thủ công, công ti thương mại ra đời

- Xã hội: duy trì chế độ đẳng cấp.

+ Đaimio: có thế lực KT, chính trị

+ Samurai: dần dần tư sản hóa

+ Tư sản: có thế lực về KT, không có quyền hành về chính trị.

+ Nông dân: bị địa chủ PK bóc lột

+ Thị dân: bị nhiều thế lực( PK, tư sản) chèn ép, bóc lột.

Mâu thuẫn XH: tư sản, nông dân, thị dân mâu thuẫn với quý tộc PK

- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế; đứng đầu là Thiên hoàng, nhưng quyền hành tập trung trong tay Tướng quân.

=> Mâu thuẫn: Thiên hoàng mâu thuẫn với Tướng quân

- Đối ngoại: các nước Phương Tây( Anh, Pháp, Mĩ, Đức,...)đua nhau ép Nhật Bản kí những điều ước, hiếp ước bất bình đẳng à “ mở của”

=> Mâu thuẫn: Nhật Bản mâu thuẫn với Phương Tây

- Con đường lựa chọn: hai sự lựa chọn

+ Một là: Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé.

+ Hai là: Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Nhật Bản lựa chọn con đường “Duy Tân”

b. Cuộc duy tân Minh trị.

- Hoàn cảnh lịch sử:

- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

- Nội dung:

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Văn hóa, giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

c. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

* Thời gian: Trong vòng 30 năm cuối thế kỉ XIX

* Các cuộc chiến tranh đế quốc:

+ Chiến tranh với Đài Loan (1874).

+ Chiến tranh Trung Quốc (1894 – 1895).

+ Chiến tranh với Nga (1904 – 1905).

=> Đem về cho Nhật cơ hội phát triển KT, nhiều vùng đất đai rộng lớn

- Đặc điểm của đế quốc Nhật: là đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.

1.2. Ấn Độ

a. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX:

- Kinh tế:

+ Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ

+ Tăng cường vơ vét nhiên liệu, lúa gạo, nhân công.

à Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng nhất

à  phải cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu, lương thực cho chính quốc

à  Nhân dân Ấn Độ ngày càng đói khổ cùng cực

- Xã hội:

+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).

( 1/1/1877, nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ)

+ Thực hiện chính sách chia để trị ( 1905, Anh ban hành Đạo luật chia cắt xứ Bengan)

+ Kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

à Mục đích: làm suy yếu Ấn Độ, kéo dài thời gian cai trị đối với Ấn Độ.

=> Mâu thuẫn: toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh

b. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

- Sự ra đời của Đảng Quốc đại: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

- Hoạt động của Đảng Quốc đại: 2 giai đoạn

* Giai đoạn từ 1885-1905

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa, phản đối đấu tranh bằng phương pháp bạo lực.

- Kết quả: thực dân Anh tìm mọi cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc hội

- Năm 1905, Đảng Quốc hội bị phân hóa thành 2 phái:

+ Phái ôn hòa

+ Phái cấp tiến

* Giai đoạn từ 1905-1908: phong trào tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh vũ trang của công nhân Bom-bay.

- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân tộc tư sản

1.3. Trung Quốc 

* Vài nét về Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn( 1866-1925) là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

* Hoàn cảnh ra đời của TQ Đồng Minh Hội:Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

* Cương lĩnh chính trị: học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).

* Mục tiêu:

- Đánh đổ Mãn Thanh( xóa bỏ chế độ PK)

- Khôi phục Trung Hoa( dân tộc)

- Thành lập dân quốc( tư bản chủ nghĩa)

- Chia ruộng đất cho dân cày( dân chủ)

* Diễn biến chính:

- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.

- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

* Tính chất của CM Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

1.4. Các nước Đông Nam Á

a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

- Bắt đầu: từ TK XV, XVI

- Hoàn thành: đến giữa TK XIX, chủ nghĩa thực dân đã hoàn thành quá trình xâm chiếm

- Sự phân chia thuộc địa:     

+ 3 nước Đông Dương: thuộc địa của Pháp

+ Malaixia, Brunay, Miếu Điện: thuộc địa của Anh

+ Indonexia: thuộc địa của Hà Lan

+ Philippin: thuộc địa của Tây Ban Nha

Mục đích: khai thác, bóc lột tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, cho vay nặng lãi, mang hàng hóa thừa sang thuộc địa.

b. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

- Nguyên nhân bùng nổ:

- Do sự xâm lược, cai trị của chủ nghĩa thực dân

- Do sự nhu nhược của triều đình PK

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa Si-vô-tha (1861 – 1892).

- Khởi nghĩa A-cha Xoa (1863 – 1866).

- Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 – 1867).

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Vào đầu thế kỉ XX, Phe Hiệp ước được thành lập với sự tham gia của các quốc gia

   A. Anh, Pháp, Đức.

   B. Pháp, Nga, I-ta-li-a.

   C. Nga, Anh, Đức.

    D. Anh, Pháp, Nga.

Câu 2. Theo Hiến pháp 1889, thể chế chính trị của Nhật Bản là

   A. cộng hòa đại nghị.

   B. quân chủ lập hiến.

   C. quân chủ chuyên chế.

   D. cộng hòa tổng thống.

Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Miến Điện, Mã Lai trở thành thuộc địa của

   A. Anh.

   B. Pháp.

   C. Hà Lan.

   D. Tây Ban Nha.

Câu 4. Ngày 11/11/1918 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

   A. Quân dân Pháp giành thắng lợi trong trận Véc- đoong.

   B. Áo – Hung kí văn bản đầuhàng không điều kiện.

   C. Cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ.

   D. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

Câu 5. Chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập năm 1885 mang tên là

   A. Đảng Quốc đại.

   B. Đảng xã hội dân chủ.

   C. Đảng dân chủ tự do.

   D. Đảng Cộng hòa.

Câu 6. Năm 1904 – 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào?

   A. Hà Lan.

   B. Mĩ.

   C. Anh.

   D. Nga.

Câu 7. Nội dung cơ bản trong học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là

   A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.

    B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

   C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.

   D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.

Câu 8. Chính sách ngoại giao nào được Mĩ áp dụng ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XX?

   A. “Trỗi dậy hòa bình”.

   B. “Ngoại giao láng giềng”.

   C. “Cam kết và mở rộng”.

   D. “Ngoại giao đồng đôla”.

Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là

    A. Việt Nam.

    B. Lào.

   C. Xiêm.

   D. Miến Điện.

Câu 10. Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động

   A. cuộc khởi nghĩa Vũ Xương.

   B. cuộc khởi nghĩa Nam Kinh.

   C. cuộc khởi nghĩa Tứ Xuyên.

   D. cuộc khởi nghĩa Hà Bắc.

Câu 11. Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là

   A. quân chủ chuyên chế.

   B. cộng hòa đại nghị.

   C. cộng hòa tổng thống.

   D. quân chủ lập hiến.

Câu 12. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào

   A. cuối thế kỉ XVIII.

   B. đầu thế kỉ XIX.

   C. cuối thế kỉ XIX.

   D. đầu thế kỉ XX.

Câu 13. Tác phẩm nào của nhà thơ Ấn Độ Ra-bin-đra-nát Ta-go đạt giải Nôben văn học vào năm 1913?

   A. “Thơ Dâng”.

   B. “Người làm vườn”.

   C. “Mùa hái quả”.

   D. “Ngày sinh”.

Câu 14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

    A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

   B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.

   C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.

   D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

Câu 15. Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc

   A. làm cầu nối để mở rộng quan hệ giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc.

   B. tấn công chế độ phong kiến; hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.

   C. đề cao các giá trị, giáo lý của Kitô giáo, bảo vệ trật tự phong kiến chuyên chế.

   D. tấn công vào hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, bảo vệ ý thức hệ phong kiến.

Câu 16. Nhân tố được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là

   A. giáo dục.

   B. quân sự.

   C. kinh tế.

   D. chính trị.

Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là gì?

   A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.

   B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.

   C. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại.

   D. Thực dân Anh có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại.

Câu 18. Từ cuối thế kỉ XIX, Mĩ thực hiện chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích

   A. biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

   B. hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển kinh tế.

   C. tạo ra một liên minh kinh tế, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.

   D. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

Câu 19. Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

    A. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.

    B. Các nước đế quốc sở hữu nhiều loại vũ khí có tính sát thương cao.

   C. Tiềm lực quân sự của các nước đế quốc có sự chênh lệch.

   D. Chênh lệch về hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”.

Câu 20. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

    A. khởi nghĩa của A-cha-xoa.

   B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

   C. khởi nghĩa của Pu-côm-pô.

   D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

....................

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON