YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 KNTT năm học 2023-2024

Tải về
 
NONE

Để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 KNTT năm học 2023-2024 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em không những hoàn thiện kiến thức Lịch sử 10 KNTT mà còn củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 10 cũng như trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!

ADSENSE

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.1.1. Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, dù có cố gắng đến đầu thì con người cũng không thể tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do việc nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:

+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử;

+ Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử;

+ Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.

+ Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

1.1.2. Sử học

a) Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

b) Nguyên tắc cơ bản của sử học

- Nguyên tắc khách quan: sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.

- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử.

- Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:

+ Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.

+ Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,... Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.

c) Một số phương pháp cơ bản của sử học

- Phương pháp lịch sử:

+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong).

+ Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử.

- Phương pháp Lo-gic: là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng (mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, bản chất - hiện tượng,...), từ đó có thể nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

- Phương pháp lịch đại và đồng đại:

+ Lịch đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử,... theo trình tự thời gian trước - sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).

+ Đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).

- Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu cụ thể, sâu sắc các lĩnh vực cụ thể của đời sống con người và xã hội loài người trong quá khứ, nhà sử học cần phải vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

d) Các nguồn sử liệu

Khái niệm sử liệu: Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.

Phân loại các loại hình sử liệu:

- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:

+ Sử liệu hiện vật.

+ Sử liệu truyền miệng.

+ Sử liệu chữ viết.

+ Sử liệu hình ảnh.

+ Sử liệu đa phương tiện.

- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:

+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp).

1.2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ tìm hiểu tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.

- Lịch sử cung cấp những hiểu biết về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.

- Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.

1.2.2. Học tập lịch sử suốt đời

a) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

- Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...

- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.

- Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.

b) Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,...

- Nếu muốn, em có thể tìm hiểu:

+ Những nhà thờ, đình làng, chùa, đền, miếu ở quê em được xây dựng khi nào? Ai xây dựng nên chúng? Ai được thờ trong đó?...

+ Ngay cả ngôi trường của các em nữa: ngôi trường này được xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại có tên như vậy? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Những học sinh nổi tiếng của trường là ai?...

+ Khi tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,... cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.

1.3. Sử học với các lĩnh vực khoa học

1.3.1. Sử học - môn học liên ngành

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...

- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.

⇒ Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.

1.3.2. Mối quan hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

- Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người như: ngôn ngữ, văn hoá, văn học, tâm lí, triết học, kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học, nhân học, địa lí kinh tế - xã hội,...

- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.

a) Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

b) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

- Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

- Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

1.3.3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Lĩnh vực khoa học tự nhiên bao gồm một số ngành cơ bản như: Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, Tin học,...

- Trong xu thế phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay đã xuất hiện hàng loạt các ngành mới thuộc lĩnh vực công nghệ như: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Thực tế ảo, Công nghệ 3D,...

a) Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là đối tượng nghiên của Sử học. Sử học không đi sâu vào nội dung của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ mà chủ yếu xem xét ở góc độ lịch sử. Ví dụ:

+ Thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào?

+ Tác dụng, ý nghĩa của những thành tựu ấy đối với sự phát triển xã hội ra sao?

+ Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào?

- Sử học giúp tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó:

+ Hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào.

+ Kế thừa tri thức, kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm của người đi trước.

b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học

- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người. Ví dụ:

+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,...

+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật,...

+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,... để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,...

2. Trắc nghiệm tự luyện

Câu 1. Hiện thực lịch sử được hiểu là

A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 2. Nhận thức lịch sử được hiểu là

A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Câu 3. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.
B. Trung thực.
C. Khách quan, trung thực.
D. Nhân văn, tiến bộ.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?

A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
B. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
C. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
D. Có thể thay đổi theo thời gian.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

A. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
B. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
C. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?

A. Đọc sách lịch sử.
B. Tham quan di tích lịch sử.
C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.

Câu 7. Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta

A. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
B. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
C. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

Câu 8. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì? để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
C. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.

Câu 10. Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.

Đáp án:

1. D

2. A

3. C

4. C

5. C

6. C

7. C

8. B

9. A

10. C

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 KNTT năm học 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF