Nhằm giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 đã biên soạn tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023 dưới đây. Tài liệu được biên soạn chi tiết với phần tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm giúp các em tiếp cận và dễ dàng chinh phục đề thi. Chúc các em học tốt nhé!
1. Lý thuyết
1.1. Vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của Triết học
- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
1.2. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
a. Khái niệm thế giới quan:
-Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
b.Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Mặt thứ nhất : Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?
- Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?
* Dựa vào cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học mà người ta phân chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được. Ví dụ: Con người tiến hóa từ loài vượn cổ.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. Ví dụ: Con người được tạo ra từ chúa hay được sinh ra như truyền thuyết mẹ Âu Cơ…
*Tóm lại:Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học. Nó cung cấp cho chúng ta quan điểm tiến bộ và ý chí để cải tạo thế giới, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Còn thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Ví dụ: Cây có mối quan hệ với các yếu tố khác của tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ…
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển. Ví dụ: Chỉ cho rằng cây muốn tồn tại và phát triển chỉ cần 1 yếu tố duy nhất là nước.
⇒ Phương pháp luận biện chứng cho chúng ta cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng; giúp chúng ta đánh giá chính xác về thế giới và trên cơ sở đó tiến hành cải tạo thế giới khách quan.
- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy là phương pháp luận triết học.
1.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
⇒ Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau: Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:
- Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.
- Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.
1.4. Giới tự nhiên tồn tại khách quan
Giới tự nhiên (viết tắt GTN): là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra.
a. Các quan niệm về GTN:
- Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra
- Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn , tự có ,là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.
- Các nhà khoa học ;Bác bỏ thần bí nghiêng cứu xem xét từng sự vật hiện tượng để tìm ra nguồn gốc của nó.
b. Khái niệm GTN:
Là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc lực lượng thần bí tạo ra. Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có quá trình hình thành khách quan ,vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó. Ví dụ: Núi lửa, thiên thạch…
1.5. Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN
Nguồn gốc bắt đầu của con người là từ vượn người qua quá trình tiến hoá lâu dài.
a. Con người là sản phẩm của GTN: Bản thân con người là sản phẩm của TGN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
b. Xã hội cùng là sản phẩm của giới tự nhiên: Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN. Cho nên xã hội là một đặc thù của giới tự nhiên.
c. Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
- Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, nhờ quá trình lao động, con người đã nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.
- Nhưng con người và xã hội loài người dù có văn minh đến đâu, muốn cỉ tạo thế giới khách quan để phục vụ lợi ích cho mình, con người phải tôn trọng và tuân theo quy luật của nó. Vì con người, xã hội vẫn là một bộ phận của giới tự nhiên.
1.6. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Thế nào là vận động?
- Theo Triết học Mác - Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- Năm hình thức vận động cơ bản
+ Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ: Chơi đá bóng, đi bộ…
+ Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng.
+ Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ.
+ Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm trồi nảy lộc, nở hoa.
+ Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.
⇒ Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
+ Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.
+ Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
1.7. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Thế nào là phát triển
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Ví dụ : Sự phát triển của chiếc điện thoại từ chiếc điện thoại đen trắng đến chiếc điện thoại màu với nhiều chức năng : nghe nhặc, xem phim, lướt web…
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
1.8. Thế nào là mâu thuẫn
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau
- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Ví dụ: Cực âm và cực dương, nóng và lạnh…
Trong mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa
+ Đồng hóa: quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp
+ Dị hóa: tập hợp các chuỗi phản ứng chuyển hóa phân hủy các phân tử thành các đơn vị nhỏ hơn được hoặc bị oxy hóa để giải phóng năng lượng, hoặc được sử dụng trong các phản ứng đồng hóa khác.
⇒ Ta thấy đồng hóa và dị hóa chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, nếu thiếu 1 trong 2 mặt thì sinh vật không tồn tại. Trong Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là 2 mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Trong mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Vì các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi là: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Khái niệm “đấu tranh” trong quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa khái quát, tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà chúng có những biểu hiện khác nhau (tác động, bài trừ, gạt bỏ).
1.9. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc.
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
c. Liên hệ thực tế
⇒ Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.
+ Phải phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu.
+ Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
+ Biết đấu tranh và tự phê, tránh tư tưởng “Dĩ hòa vi quý”.
1.10. Chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
+ Thuộc tính cơ bản: Quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm khác biệt của sự vật, hiện tượng; giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).
+ Thuộc tính không cơ bản: Không quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm chung có ở tất cả sự vật, hiện tượng; không giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).
→ Trong 2 thuộc tính nêu trên: Thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất của sự vật, hiện tượng.
1.11. Lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
- Các loại lượng
+ Lương đếm được: Biểu thị bằng con số với các đơn vị đo lường cụ thể. Ví dụ: lít, cm, dm…
+ Lượng không đếm được: Tượng trưng cho tình cảm, ý chí (ý thức nói chung). Ví dụ: Lòng yêu nước, tình yêu nam nữ…
1.12. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng.
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng đổi đến một giới hạn nhất định - điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo ra sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy. Theo đó, Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.
- Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật. Ví dụ: Từ 3 đường thẳng ta ghép lại thành hình tam giác, khi thêm 1 đường thẳng vào ta có các hình khác: hình tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông…
⇒ Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
1.13. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
⇒ Phủ định là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
a. Phủ định siêu hình
⇒ Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Ví dụ: Việc con người chặt phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm là việc con người đã xóa bỏ đi sự tồn tại, phát triển của tự nhiên. Việc làm đó dẫn đến con người phải gánh chịu các hậu quả nặng nề khi không tuân theo các quy luật của tự nhiên. Chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng sạt lở đất, phá vỡ đa dạng sinh học…Các hiện tượng xóa bỏ đi sự tồn tại, phát triển của tự nhiên như vậy được gọi là Phủ định siêu hình.
b. Phủ định biện chứng
⇒ Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
+ Tính khách quan: Nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng; kết quả là cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Tính kế thừa: Gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, giữ lại yếu tố tích cực phù hợp với sự phát triển của cái mới.
1.14. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Phủ định của phủ định
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà quanh co, phức tạp.
c. Bài học rút ra
Nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới; tôn trọng quá khứ; tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.
Đặc điểm so sánh |
Phủ định siêu hình |
Phủ định biện chứng |
Điểm giống nhau |
Đều là là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. |
|
Điểm khác nhau |
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. - Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới. |
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. - Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới. |
2. Bài tập
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
A. Cạnh tranh B. Thi đua C. Sản xuất D. Kinh doanh
Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh
Câu 3: Tính chất của cạnh tranh là gì?
A. Giành giật khách hàng B. Giành quyền lợi về mình
C. Thu được nhiều lợi nhuận D. Ganh đua, đấu tranh
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa
C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội D. Sự thay đổi cung-cầu
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
Câu 6: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày. B. Than.
C. Sân bay. D. Nhà xưởng.
Câu 8: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động.
D. Nguyên liệu lao động.
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc?
A. Máy may. B. Vải.
C. Thợ may. D. Chỉ.
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành Xây dựng?
A. Xi măng. B. Thợ xây.
C. Cái bay. D. Giàn giáo.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 11 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tiếng Anh 11 năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.