YOMEDIA

Dạng bài tập về so sánh nhiệt độ sôi và độ tan môn Hóa học 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Dạng bài tập về so sánh nhiệt độ sôi và độ tan môn Hóa học 11 năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Lí thuyết

1.1. Định nghĩa

Nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa trên bề mặt chất lỏng bằng áp suất khí quyển.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ

 Có 2 yếu tố ảnh hưởng đên nhiệt độ sôi là khối lượng phân tử của hợp chất hữu cơ và liên kết hiđro của HCHC đó.

1.3. So sánh nhiệt độ sôi giữa các hợp chất

- Nếu hợp chất hữu cơ đều không có liên kết  hiđro thì chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn.

- Nếu các hợp chất hữu cơ có cùng nhóm chức thì chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn.

- Chất có liên kết hiđro thi có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hiđro.

- Nếu các hợp chất hữu cơ  có các nhóm chức khác nhau thì chất nào có độ linh động của nguyên tử lớn hơn thì có nhiệt độ sôi cao hơn nhưng 2 hợp chất phải có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau.

2. Phương pháp giải

2.1. Phân loại là chất liên kết ion hay cộng hóa trị

- Đối với các chất liên kết cộng hóa trị thực hiện các bước tiếp theo sau:

Bước 2: Phân loại các chất có liên kết Hidro

- Việc đầu tiên chúng ta sẽ phân loại các chất có liên kết Hidro và các chất không có liên kết Hidro ra thành các nhóm khác nhau.

Bước 3: So sánh giữa các chất trong cùng 1 nhóm.

- Trong cùng nhóm có liên kết Hidro sẽ phân thành các nhóm nhỏ chức khác nhau, dựa theo quy tắc các lực liên kết Hidro giữa các chất để xác định nhóm nhỏ nào có nhiệt độ sôi thấp, cao hơn.

 - Trong cùng nhóm chức không có lực liên kết Hidro thì dựa vào khối lượng, hình dạng phân tử để so sánh nhiệt độ sôi.

Bước 4: Kết luận

 - Dựa vào các bước phân tích ở 1 và 2 để tổng kết và đưa ra đáp án chính xác.

2.2. Trình tự so sánh nhiệt độ sôi

 - Phân loại liên kết Hidro và không liên kết Hidro

 - Nhóm liên kết Hidro: Loại liên kết hidro → Khối lượng → Cấu tạo phân tử

 - Nhóm không lk Hidro: Khối lượng → Cấu tạo phân tử

Ví dụ: Cho các chất sau: C2H5OH (1), C3H7OH (2), CH3CH(OH)CH3 (3), C2H5Cl (4), CH3COOH (5), CH3-O-CH3­ (6). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

A. (4), (6), (1), (2), (3), (5).                             

B. (6), (4), (1), (3), (2), (5).

C. (6), (4), (1), (2), (3), (5).                             

D. (6), (4), (1), (3), (2), (5).

Hướng dẫn giải:

- Đầu tiên, ta sẽ phân nhóm các chất trên thành 2 nhóm bao gồm:

 Nhóm 1: C2H5OH, C3H7OH, CH3CH(OH)CH3, CH3COOH

 Nhóm 2: C2H5Cl, CH3-O-CH3

(sở dĩ được phân nhóm như vậy là nhóm 1 là nhóm chứa liên kết Hidro, nhóm 2 là nhóm không chứa liên kết hidro (C2H5Cl và các este vô cơ khác chung ta luôn xét ở trạng thái không chứa liên kết Hidro))

- Sau đó, ta sẽ phân loại trong từng nhóm:

 Nhóm 1:

Chức -COOH: CH3COOH

Chức –OH: C2H5OH, C3H7OH, CH3CH(OH)CH3

Trong nhóm chức –OH:

 + Do cùng nhóm chức nên đầu tiên ta sẽ xét khối lượng C2H5OH sẽ có khối lượng bé hơn C3H7OH.

 + Đối với 2 chất có cùng công thức là: C3H7OH và CH3CH(OH)CH3 thì dựa vào hình dạng cấu tạo phân tử. CH3CH(OH)CH3 là dạng nhánh, chính vì vậy nên sẽ co tròn hơn và nhiệt độ sôi sẽ thấp hơn.

 Nhóm 2: C2H5Cl là este nên sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn CH3-O-CH3

Kết luận: B là đáp án đúng.

3. Luyện tập

Câu 1. Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn anđehit, xeton, ancol có cùng số nguyên tử C là do

A. Axit cacboxylic chứa nhóm C = O và nhóm OH

B. Phân tử khối của axit lớn hơn và nguyên tử H của nhóm axit linh động hơn

C. Có sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử bền

D. Các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn

Câu 2. So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol

A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH  

B. C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3  

D. C2H5OH > CHCOCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3

Câu 3. Nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon là do

  A. Vì ancol không có liên kết hiđro, axit có liên kết hiđro   

B. Vì liên kết hiđro của axit bền hơn của ancol

  C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn                          

D. Vì axit có hai nguyên tử oxi

Câu 4. Trong số các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. CH3CHO              

B. C2H5OH                

C. CH3COOH                       

D. C5H12

Câu 5. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH                         

C. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO

B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH                          

D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO

Câu 6. Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là

A. T, X, Y, Z             

B. T, Z, Y, X              

C. Z, T, Y, X             

D. Y, T, Z, X

Câu 7. Cho các chất sau: CH3COOH (1) , C2H5COOH (2), CH3COOCH3 ­(3), CH3CH2CH2OH (4). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi  của các chất trên theo thứ tự từ trái qua phải là:

A. 1, 2, 3, 4               

B. 3, 4, 1, 2                

C. 4, 1, 2, 3                

D. 4, 3, 1, 2.

Câu 8. Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ?

            C2H5OH                 HCOOH            CH3COOH

A.        118,2oC                       78,3oC             100,5oC

B.        118,2oC                       100,5oC           78,3oC

C.        100,5oC                       78,3oC             118,2oC

D.        78,3oC                         100,5oC           118,2oC

Câu 9. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

A. CH3OH  <  CH3CH2COOH  <  NH3  <  HCl       

B. C2H5Cl  <  CH3COOCH3  <  C2H5OH  <  CH3COOH

C. C2H5Cl  <  CH3COOH   <   C2H5OH                   

D. HCOOH  <  CH3OH  <  CH3COOH  <  C2H5F

Câu 10. Xét phản ứng: CH3COOH + C2H5OH   ⇔  CH3COOC2H5 + H2O.

Trong các chất trong phương trình phản ứng trên, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

A. C2H5OH              

B. CH3COOC2H5                  

C. H2O                                   

D. CH3COOH­

Câu 11. Cho các chất sau: C2H5OH (1), C3H7OH (2), CH3CH(OH)CH3 (3), C2H5Cl (4), CH3COOH (5), CH3-O-CH3­ (6). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:  

A. (4), (6), (1), (2), (3), (5).                           

B. (6), (4), (1), (3), (2), (5).

C. (6), (4), (1), (2), (3), (5).                           

D. (6), (4), (1), (3), (2), (5).

Câu 12. Cho các chất: Axit o – hidroxi benzoic (1), m – hidroxi benzoic (2), p – hidroxi benzoic (3), axit benzoic (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là:

A. (4), (3), (2), (1).    

B. (1), (2), (3), (4).     

C. (3), (2), (1), (4).     

D. (2), (1), (3), (4).

Câu 13 Cho các chất: ancol etylic (1), andehit axetic (2), đi metyl ete (3), axit fomic (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

A. (2), (3), (1), (4).    

B. (3), (2), (1), (4).     

C. (4), (1, (2), (3).      

D. (4), (1), (3), (2).

Câu 14. Cho các chất: ancol propylic (1), axit axetic (2), metyl fomiat (3), ancol iso propylic (4), natri fomat (5). Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất và cao nhất tương ứng là:

A. (1), (2).                 

B. (4), (1).                  

C. (3), (5).                  

D. (3), (2).

Câu 15. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo trật tự nhiệt độ sôi tăng dần?

A. H2CO, H4CO, H2CO2     

B. H2CO, H2CO2, H4CO       

C. H4CO, H2CO, H2CO2       

D. H2CO2, H2CO, H4CO.

Câu 16. Cho các chất: Etyl clorua (1), Etyl bromua (2), Etyl iotua (3). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

A. (1), (2), (3).                      

B. (2), (3), (1).            

C. (3), (2), (1).            

D. (3), (1), (2).

Câu 17. Cho các chất: CH3COOH (1), CH2(Cl)COOH (2), CH2(Br)COOH (3), CH2(I)COOH (4). Thứ tực các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

A. (1), (2), (3), (4).    

B. (1), (4), (3), (2).     

C. (2), (3), (4), (1).     

D. (4), (3), (2), (1).

Câu 18. Cho các ancol: butylic (1), sec butylic (2), iso butylic (3), tert butylic (4). Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:

A. (1).                                   

B. (2).                         

C. (3).                         

D. (4). 

Câu 19. Cho các hidrocacbon: Pentan (1), iso – Pentan (2), neo – Pentan (3). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần:

A. (1), (2), (3).                      

B. (3), (2), (1).            

C. (2), (1), (3).            

D. (3), (1), (2).

Câu 20. Trong các chất sau: CO2, SO2, C2H5OH, CH3COOH, HI. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:

A. HI.                                   

B. CH3COOH.                       

C. C2H5OH.               

D. SO2.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Dạng bài tập về so sánh nhiệt độ sôi và độ tan môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF