HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề phản ứng trao đổi ion trong dung dịch môn Hóa học 11 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
- Chất phản ứng phải là chất tan (trừ phản ứng của axit).
- Sản phẩm tạo thành chứa một trong các chất sau:(1) chất kết tủa, (2) chất khí, (3) chất điện li yếu.
2. Bản chất của phản ứng trong dung dịch là phản ứng giữa các ion. Các ion phản ứng với nhau khi chúng kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
3. Cách viết phương trình ion thu gọn
- B1: Cân bằng phương trình ở dạng phân tử.
- B2: Phân li các chất điện li mạnh gồm axit mạnh, bazơ mạnh, muối tan; giữ nguyên các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu, kim loại, phi kim, oxit.
- B3: Lược bỏ các ion giống nhau ở 2 vế (theo đúng số lượng).
4. Định luật bảo toàn điện tích: Tổng điện tích của một dung dịch bằng 0 hay
QUI TẮC XÁC ĐỊNH HỢP CHẤT TAN – KHÔNG TAN
Hợp chất tan |
1. Tất cả các hợp chất chứa Na+, K+, NH4+ hoặc NO3- đều tan. |
2. Hầu hết các muối của halogen (Cl-, Br-, I-) đều tan trừ muối của Ag và Pb. |
|
3. Đa số các muối chứa SO42- đều tan trừ muối của Ca2+, Ba2+ và Pb2+. |
|
Hợp chất không tan |
4. Đa số các bazơ đều không tan trừ một số bazơ như LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. |
5. Đa số các muối chứa SO32-, CO32-, PO43- đều không tan trừ muối của Na+, K+, NH4+ |
|
6. Đa số các muối sunfua (S2-) đều kết tủa trừ một số muối như Li2S, Na2S, K2S, CaS, BaS. |
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1. Thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + CO2 → Y
(2) 2X + CO2 → Z + H2O
(3) Y + T → Q + X + H2O
(4) 2Y + T → Q + Z + 2H2O
Hai chất X, T tương ứng là
A. Ca(OH)2, NaOH.
B. Ca(OH)2, Na2CO3.
C. NaOH, NaHCO3.
D. NaOH, Ca(OH)2.
Hướng dẫn giải
Phản ứng (1) không có H2O ⇒ Tạo muối axit mà tỉ lệ X và CO2 là 1 : 1 ⇒ X là NaOH ⇒ Loại A, B.
Y chứa HCO3- ⇒ T chứa OH- ⇒ Chọn D.
Câu 2. Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X → Y + CO2
(2) Y + H2O → Z
(3) T + Z → R + X + H2O.
(4) 2T + Z → Q + X + 2H2O
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. KOH, K2CO3.
B. Ba(OH)2, KHCO3.
C. KHCO3, Ba(OH)2.
D. K2CO3, KOH.
Hướng dẫn giải
Dựa vào (1), (2) ⇒ Z có dạng A(OH)2 ⇒ T có dạng BHCO3
PTHH: (3) BHCO3 + A(OH)2 → BOH (R) + ACO3↓ + H2O
(4) 2BHCO3 + A(OH)2 → B2CO3 (Q) + ACO3↓ + 2H2O
⇒ Chọn A.
Câu 3: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH, BaCl2.
B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.
D. NaCl.
Hướng dẫn giải
Giả sử số mol mỗi chất bằng nhau và bằng 1 mol.
PTHH: (1) Na2O + H2O → 2NaOH
1 → 2
(2) NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3↑ + H2O
1 → 1
(3) NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
1 → 1 → 1
(4) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl
1 → 1
⇒ Các chất đều phản ứng hết với nhau ⇒ Dung dịch sau phản ứng chỉ có chất tan là NaCl.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1; Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3
A. NaCl B. KCl C. HCl D. KNO3
Câu 2: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch:
A. NaCl. B. KCl. C. CaCl2. D. NaNO3.
Câu 3 : Chất nào sau đầy tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4. B. KNO3. C. HCl. D. KCl.
Câu 4 . Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 5 . Ở nhiệt độ thường, đung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. KCl B. KNO3. C. NaCl. D.Na2CO3.
Câu 6. Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kểt tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HC1. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 7 . Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4. B. KNO3. C. KOH. D. CaCl2.
Câu 8: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl. B. K3PO4. C. KBr. D. HNO3.
Câu 9: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KOH. B. HCl. C. KNO3. D. BaCl2.
Câu 10: Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?
A. HCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. BaCl2.
Câu 11. Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. B. KOH và H2SO4.
C. CuSO4 và HCl. D. NaHCO3 và HCl.
Câu 12: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. CaCl2. B. KCl. C. KOH. D. NaNO3.
Câu 13: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch
A. HCl. B. HNO3. C. KNO3. D. Na2CO3.
Câu 14: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.
Câu 15: Chất phản ứng được với dung dịch CaCl2 tạo kết tủa là
A. Mg(NO3)2. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. HCl.
Câu 16: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. có kết tủa trắng và bọt khí B. không có hiện tượng gì
C. có kết tủa trắng D. có bọt khí thoát ra
Câu 17: Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S. B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O.
C. K2S + HCl → H2S + KCl. D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
Câu 18:; Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O. D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Câu 19: Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. B. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
C. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
Câu 20 (C.09): Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, NH4+, Br−, OH−. B. Mg2+, K+, SO42−, PO43−.
C. H+, Fe3+, NO3−, SO42−. D. Ag+, Na+, NO3−, Cl−.
Câu 21 (C.10): Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, PO43–, Cl–, Ba2+. B. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–.
C. K+, Ba2+, OH–, Cl–. D. Na+, K+, OH–, HCO3–.
Câu 22 (C.13): Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. K+; Ba2+; Cl- và NO3-. B. Cl-; Na+; NO3- và Ag+.
C. K+; Mg2+; OH- và NO3-. D. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-.
Câu 23: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+. B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-. D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.
Câu 24: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
Câu 25: Dung dịch Na2CO3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaCl2, HCl, CO2, KOH. B. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3.
C. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3. D. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl.
Câu 26 (A.13): Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl và Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
Câu 27: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.)
Câu 28: Phương trình ion: là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3; (2) Ca(OH)2 + CO2;
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH; (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3.
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (2) và (4).
Câu 29: Cho 4 phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
A. (2), (4). B. (3), (4). C. (2), (3). D. (1), (2).
Câu 30 (B.09): Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề phản ứng trao đổi ion trong dung dịch môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!