Dưới đây là Chuyên đề ôn tập về phản ứng hóa học và phân loại phản ứng hóa Học lớp 11 năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
I. LÝ THUYẾT ÔN TẬP
1. Phản ứng hóa học là gì?
- Là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Các chất tham gia → các chất sản phẩm
2. Phân loại
- Phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa
Ví dụ: Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
- Phản ứng có làm thay đổi số oxi hóa (Phản ứng oxi hóa – khử)
Ví dụ: H2S + O2 → SO2 + H2O
3. Cân bằng phản ứng hóa học
a. Cân bằng phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa
* Lưu ý: Loại phản ứng hóa học này cân bằng rất đơn giản cần dựa phương pháp đại số giữa số nguyên tử các nguyên tố hóa học trước và sau phản ứng → cân bằng.
Ví dụ: NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
NaOH → Na2SO4 cần 2 NaOH
Tổng số H tham gia = 4 → cần 2H2O
→ Phương trình đã được cân bằng
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
b. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
- Nguyên tắc: Dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
- Các bước cân bằng:
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trước và sau phản ứng và cho biết chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử.
+ Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử:
Quá trình oxi hóa là quá trình nhường e
Quá trình khử là quá trình nhận e.
+ Bước 3: Xác định hệ số của 2 quá trình oxi hóa và quá trình khử. Sao cho
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
+ Bước 4: Điền các hệ số vào phương trình và tiến hành cân bằng nguyên tử các nguyên tố không làm thay đổi số oxi hóa.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
1. NH3 + O2 → NO + H2O (không có yếu tố môi trường)
+ Bước 1:
N-3H3 + O20 → N+2O-2 + H2O
khử oxh
+ Bước 2:
N-3 → N+2 + 5e (quá trình oxi hóa)
O20 + 4e → 2O-2(quá trình khử)
+ Bước 3: Hệ số cân bằng là 4 và 5
+ Bước 4:
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
2. Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O (có yếu tố môi trường)
(tiến hành tương tự)
Fe0 + H2S+6O4 đặc nóng → Fe+32(SO4)3 + S+4O2 + H2O
chất khử chất oxi hóa
1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e
3 x S+6 + 2e → S+4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
1. Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử thông thường
1. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2S + H2O
2. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
3. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
4. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
2. Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa – khử
1. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
2. S + NaOH → Na2S + Na2SO3 + H2O
3. Dạng 3: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
1. AgNO3 → Ag + NO2 + O2
2. Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2
3. KMnO4 → K2MnO4 + O2 + MnO2
4. Dạng 4: Phản ứng oxi hóa – khử có số oxi hóa là phân số
2. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
3. CH3 – C = CH + KMnO4 + KOH → CH3 – COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O
4. CH3 – CH = CH2 + KMnO4 + H2O → CH3 – CH(OH) –CH2(OH) + MnO2 + KOH
5. Dạng 5: Phản ứng oxi hóa – khử có nhiều chất khử
1. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
2. FeS + KNO3 → KNO2 + Fe2O3 + SO3
3. FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
4. FeS2 + HNO3 + HCl → FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O
5. FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
6. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
6. Dạng 6: Phản ứng oxi hóa – khử có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức
1. Al + HNO3 →Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (VNO : VN2O = 3 : 1)
2. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 3 : 2)
3. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
(Biết tỉ lệ số mol NO2 : NO = a : b )
4. FeO + HNO3 → N2O + NO + Fe(NO3)3 + H2O
(Biết tỉ lệ số mol N2O : NO = x : y )
5. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
(Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = 1 : 2 )
7. Dạng 7: Phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ
1. M + HNO3 → M(NO3)n + NO2 + H2O
2. M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O
3. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
4. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
5. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
6. M2(CO3)n + HNO3 → M(NO3)m + NO + CO2 + H2O
7. NaIOx + SO2 + H2O → I2 + Na2SO4 + H2SO4
8. Dạng 8: Phản ứng oxi hóa – khử có chất hữu cơ
1. C6H12O6 + H2SO4 đ → SO2 + CO2 + H2O
2. C12H22O11 + H2SO4 đ → SO2 + CO2 + H2O
3. CH3- C CH + KMnO4 + H2SO4 → CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
4. HOOC – COOH + KMnO4 + H2SO4 → CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Loại phản ứng nào sau đây luôn là không phải phản ứng oxi hóa – khử?
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Câu 2. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:
A. oxi hóa – khử.
B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không.
D. thuận nghịch.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Câu 6. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 7. Cho các phản ứng sau :
a. FeO + H2SO4 đặc nóng
b. FeS + H2SO4 đặc nóng
c. Al2O3 + HNO3
d. Cu + Fe2(SO4)3
e. RCHO + H2
f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O
g. Etilen + Br2
h. Glixerol + Cu(OH)2
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là?
A. a, b, d, e, f, h.
B. a, b, d, e, f, g.
C. a, b, c, d, e, g.
D. a, b, c, d, e, h.
Câu 8. Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 9. Xét phản ứng sau:
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)
2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử nội phân tử.
B. oxi hóa – khử nhiệt phân.
C. tự oxi hóa – khử.
D. không oxi hóa – khử.
Câu 10. Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì
A. không xảy ra phản ứng.
B. xảy ra phản ứng thế.
C. xảy ra phản ứng trao đổi.
D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2 O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3) 3 + 3H2 O
B. H2 SO4 + Na2 O → Na2 SO4 + 2H2 O
C. Fe2 O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3) 2 + 2AgCl ↓
Câu 12: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2 O → Ca(OH) 2
B. 2NO2 → N2 O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH) 2 + O2 + 2H2 O → 4Fe(OH)3
Câu 13: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4 Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 14: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
Câu 15: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề ôn tập về phản ứng hóa học và phân loại phản ứng hóa Học lớp 10 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.