YOMEDIA

Chuyên đề ôn tập HK2 môn Hóa học 9 năm 2018 - 2019

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 tài liệu chuyên đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học, tài liệu gồm 3 phần trắc nghiệm, tự luận và đề minh họa có đáp án sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài thi đồng thời tự đánh giá năng lực và có kế hoạch ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2018 - 2019

 

A. PHẦN TỰ LUẬN

I. PHÂN BIỆT CÁC DUNG DỊCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng:

1. Rượu etylic, axit axetic, hồ tinh bột.             

2. Rượu etylic, glucozơ, axit axetic

3. Rượu etylic, glucozơ, hồ tinh bột.          

4. Glucozơ, hồ tinh bột, axit axetic.

II. BÀI TOÁN TÍNH THEO PTHH (cơ bản)

Bài 1.  Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít C2H4

a. Tính thể tích khí O2 cần dùng .                                                                              

b. Tính thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Các khí đo ở đktc.                                                                                                                       

c. Dẫn toàn bộ khí CO2 qua dd Ca(OH)2 dư , tính khối lượng kết tủa thu được.    

Bài 2.  Đốt cháy hòan toàn 2,8 lít khí axetilen trong không khí.

a. Viết PTHH xảy ra.

b. Tính khối lượng khí cacbonic tạo thành sau phản ứng.                                         

c. Tính thể tích không khí cần dùng, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. Thể tích các khí đo ở đktc.                                                                                                        

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí metan cần dùng 336 ml không khí .

a. Tính thể tích khí metan đã cháy.                                                                           

b. Tính thể tích khí CO2 tạo thành. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Các khí đo ở cùng

điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Bài 4: a. Để đốt cháy 0,1 mol benzen cần dùng bao nhiêu lít oxi (đktc)?

b. Bao nhiêu lít không khí (đktc).

c. Từ kết quả trên hãy giải thích tại sao khi benzen cháy trong không khí lại sinh ra nhiều muội than?

III. BÀI TOÁN TÍNH THEO PTHH (tổng hợp)

Bài 1: Trung hòa 100ml dd CH3COOH có nồng độ là a (M) bằng 200g dd NaOH 10% có D = 1,11 g/ml. Hãy tính:                                                                                                           

a. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng.                                                                          

b. Khối lượng muối thu được.                                                                                           

c. Nồng độ mol dung dịch muối thu được sau phản ứng.                                    

Bài 2: Hòa tan 20g CaCO3 vào dd CH3COOH 10%. Tính: 

a. Khối lượng dd CH3COOH biết lấy dư 10% so với lý thuyết.                     

b. Nồng độ phần trăm các chất trong dd sau khi phản ứng kết thúc.    

Bài 3: Tính khối lượng dung dịch axit axetic 10% thu được khi lên men 50 lít rượu 40. Biết Dr = 0,8g/ml và hiệu suất của quá trình lên men là 92%.

Bài 4:  Cho natri tác dụng với 100ml rượu 11,50.

a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc), biết Dr = 0,8g/ml, Dnước = 1g/ml.

b. Tính khối lượng natri etylat thu được..

Bài 5: Cho 10g dung dịch rượu etylic tác dụng vừa đủ với 50g dung dịch axit axetic 12%. Xác định độ rượu, biết Drượu = 0,8g/ml, DH2O = 1g/ml.

Bài 6.  Lên men 7,2g glucozơ để điều chế rượu etylic, khí CO2 sinh ra dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80%.

a. Tính khối lượng rượu etylic sinh ra .                                                                          

b. Tính thể tích rượu 100 thu được, biết Dr = 0,8g/ml.                                                      

c. Tính m.                                                                                                                

Bài 7: Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 ở đktc .

a. Tính thể tích rượu etylic tạo ra sau khi lên men, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml

b. Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trình lên men là 80%.

Bài 8: Cho 5kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men. Hãy tính thể tích của rượu 400 thu được biết rằng khối lượng rượu hao hụt 10% và Dr = 0,8g/ml .                                                      

Bài 9: Cho 33,6 lít khí etylen (đktc) tác dụng với nước có axit làm xúc tác thu được 41,4g rượu etylic.

a. Tính hiệu suất của phản ứng.                                                                                             

b. Tính thể tích nước cần dùng để pha lượng rượu trên thành rượu 100, biết D = 0,8g/ml.

c. Nếu đem lên men dung dịch rượu này thì thu được bao nhiêu gam dung dịch axit axetic CH3COOH 5%, biết hiệu suất quá trình lên men là 80%.                 

Bài 10: Cho a gam axit axetic tác dụng với 160g dung dịch NaOH 20% . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 53g hỗn hợp chất rắn. Tính a.

Bài 11: Cho 6,9g rượu etylic tác dụng với 100ml dd CH3COOH 36,2% (D = 1,045g/ml). Tính khối lượng este sinh ra, biết hiệu suất phản ứng đạt 90%          .                        

Bài 12Cho 60g axit axetic tác dụng với 200ml dung dịch  rượu etylic chưa rõ độ rượu. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch  có chứa 36g axit axetic. Tính độ rượu.(Dr = 0,8g/ml) 

Bài 13:  Cho 200g axit axetic 6% tác dụng với Mg, sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc).

a. Tính khối lượng magie đã phản ứng.

b. Tính nồng độ % các chất tan trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 14: Một dung dịch CH3COOH có nồng độ 10%. Lấy 200g dung dịch axit này cho tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 2M tạo ra dung dịch A có tính axit hay bazơ ?

Tính nồng độ % các chất tan trong dung dịch A, biết rằng dung dịch NaOH 2M có khối lượng riêng D = 1,2g/ml.                               

Bài 15: Thủy phân hoàn toàn 35,2g etyl axetat CH3COOC2H5 trong môi trường có xúc tác thích hợp, sau phản ứng thu được 150g dung dịch axit axetic CH3COOH.

a. Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit axetic thu được.                                    

b. Tính thể tích rượu 100 thu được, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml.    

c. Cho magie vào dung dịch thu được. Tính khối lượng magie bị hòa tan.              

Bài 16: Lấy 300g dd CH3COOH có nồng độ 10% cho tác dụng với 300ml dd NaOH 2M có D = 1,2g/ml, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dd thu được sau phản ứng.

Bài 17: Lên men 114,8 ml rượu etylic 80 thu được dung dịch axit axetic có nồng độ 0,8M.

a. Tính thể tích dung dịch axit axetic thu được, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml.    

b. Nếu cho lượng rượu trên tác dụng với 50ml dung dịch axit axetic 1M có H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được bao nhiêu gam este, biết hiệu suất phản ứng là 75%.

Bài 18: Cho 45g CH3COOH tác dụng với 69g rượu etylic thì thu được 49,5g CH3COOC2H5.

a. Viết PTHH và tính hiệu suất của phản ứng.

b. Cho 1/2 lượng axit trên tác dụng vừa đủ với dd NaHCO3 6,3%. Hãy tính khối lượng dd NaHCO3 6,3% đã dùng và nồng độ phần trăm của dd muối thu được sau phản ứng.

IV. XÁC ĐỊNH CTPT HỢP CHẤT HỮU CƠ

Câu 1: Một dung dịch axit có công thức CnH2n+1COOH. Để trung hoà 120ml dung dịch axit này cần 50ml dung dịch NaOH 0,3M.

a. Viết PTHH dưới dạng công thức chung.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch axit.

c. Trung hoà 400ml dung dịch axit trên bằng NaOH vừa đủ, rồi cô cạn dung dịch, thu được 4,1g muối khan. Xác định CTCT của axit.   

Câu 2:  Để trung hòa hoàn toàn một axit hữu cơ A có công thức là CnH2n+1COOH thì cần vừa đủ 100ml dung dịch KOH nồng độ 0,35M, đem cô cạn dung dịch thì thu được 3,92 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của axit hữu cơ A?

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu A thu được 4,4g CO2 và 3,6g H2O. Xác định CTPT của rượu .

Câu 4: Đốt cháy hiđro cacbon X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Xác định CTPT X            

Câu 5: Xác định CTPT của hiđrocacbon A, biết rằng khi đốt cháy người ta nhận thấy tỉ lệ số mol chất A so với số mol CO2 và H2O là 1:2:1.                                                   

Câu 6: Đốt cháy 6 gam hiđrocacbon CnH2n +2 sau phản ứng thu được 17,6 g CO2. Xác định CTPT hiđrocacbon.

Câu 7: Cho 7g hiđrocacbon CnH2n tác dụng hết với 500ml dd brom 0,5M. Xác định CTPT của hiđrocacbon.

Câu 8: Đốt cháy 12 gam hiđrocacbon CnH2n -2 sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc). Xác định CTPT của hiđrocacbon

Câu 9: Đốt cháy hiđrocacbon A, người ta thu được khối lượng CO2 và H2O theo tỉ lệ 44 : 9. Hãy xác định CTPT của A, biết A không làm mất màu dd brom. Hỏi A là hiđrocacbon nào?

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3gam một hợp chất hữu cơ CnH2n +1OH (n ≥ 0) thu được 6,6g CO2. Xác định CTPT và viết CTCT.                                                                                           

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam một axit hữu cơ có CT CnH2n +1COOH (n ≥ 0) thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Xác định CTPT của axit hữu cơ .                                                                           

Câu 12: Đốt cháy 6g một HCHC có công thức CnH2n +1COOH (n ≥ 0) thu được 8,8g CO2. Xác định CTPT của axit hữu cơ .                                                                         

Câu 13: Để trung hòa hoàn toàn một axit hữu cơ A có công thức là CnH2n+1COOH thì cần vừa đủ 100ml dung dịch KOH nồng độ 0,35M, đem cô cạn dung dịch thì thu được 3,92 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của axit hữu cơ A?

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,92g một chất hữu cơ có công thức CnH2n+1OH (n 1), sau phản ứng thu được 0,896 lít khí CO2 (đktc). Xác định CTPT và viết CTCT của HCHC. 

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 6,5g một chất hữu cơ có công thức CnH2n-2 (n 1), sau phản ứng thu được 4,5g nước. Xác định CTPT của HCHC.

Câu 16: Đốt cháy rượu A trong dãy đồng đẳng của rượu metylic thu được số mol nước bằng số mol O2 cần dùng để đốt. Xác định CTPT của A.       

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 224cm3 (đktc) một ankan thể khí, sản phẩm cháy cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 1g kết tủa. Xác định CTPT hiđrocacbon.                      

Câu 18: Cho 0,32g rượu đơn chức no tác dụng hết với Na thu được 112ml khí H2 (đktc). Tìm CTPT và CTCT của rượu.                                                                    

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon A được 6,6g CO2. Mặt khác cho lượng hiđrocacbon đó đi qua dung dịch brom thì làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16g brom. Xác định CTPT hiđrocacbon. 

V. SƠ ĐỒ CHUYỂN ĐỔI HOÁ HỌC

Câu 1:  Cho sơ đồ sau: 

CH2 = CH2 + H2O → X

X     +   O2   →  Y + H2O

X     +   Y   →    CH3COOC2H5 + H2O

X, Y là :

A. C2H6, C2H5OH.                                         

B. C2H5OH, CH3COONa.

C. C2H5OH, CH3COOH.                              

D. C2H4, C2H5OH.

Câu 2:  Cho sơ đồ sau:   

C6H12O6 → X + Y

X + O2 → Z + H2O

Z + T → (CH3COO)2Ca + H2O + Y

X, Y , Z , T lần lượt là :

A. C2H5OH , CH3COOH , CaO , CO2.                     

B. CaO , CO2 , C2H5OH , CH3COOH.

C. C2H5OH , CO2 , CH3COOH , CaCO3.                 

D. CH3COOH , C2H5OH , CaCO3 , CO2.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:   

X  +  O2   →    Y   + H2O

 Y   +  NaOH    →   Z    + H2O

 Z   + H2SO4    →    Y    + Na2SO4

X, Y, Z lần lượt là

A. C2H2, C2H5OH, CH3COOH.                                

B. C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa,.       

C. CH3COONa, C2H2, C2H5OH.                              

D. CH3COOH, CH3COONa, C2H2.

Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa:    M  + O2   →    N  +  H2O

         N   + Ca(OH)2     P +  H2O

M, N, P lần lượt là :

A. CO2 , CaCO3, C2H4.                                             

B. C2H4, CO2, CaCO3.

C. CaCO3, C2H4, CO2.                                              

D. CO2, C2H4, CaCO3.

B.  TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. CH4, C2H5Cl, C2H6, CO2.             

B. C6H6, CH3Cl, CH4, C2H5OH.

C. CH4, C2H2, CO, C2H4O2 .             

D. C2H2, NaHCO3, C2H6O, CaCO3.

Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều là  hiđrocacbon ?

A. C2H6, C6H6 , C4H10, C2H4.            

B. CH4, C2H2, C3H7Cl, C2H6O.

C. C2H4, C2H6O, CH4, C2H5Cl.         

D. C6H6 , C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Dầu mỏ là một đơn chất.

B. Dầu mỏ là một hợp chất phức tâp.

C. Dầu mỏ là một hỗn hợp của nhiều este.

D. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

Câu 4 : Hãy chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với dung dịch axit.

B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo.

C. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

D. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol.     

Câu 5: Trong phân tử metan có :

A. 4 liên kết đơn C – H.                                            

B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H.

C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H.       

D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.

Câu 6: Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là:

A. metan.                   

B. benzen.                              

C. etilen.                                

D. axetilen.

Câu 7: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với:

A. H2O, HCl.             

B. Cl2, O2.                              

C. HCl, Cl2.                           

D. O2, CO2.

Câu 8: Thành phần chính của khí đồng hành là :

A. C2H2.                     

B. CH4.                                  

C. C2H4.                                 

D. H2.

Câu 9: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có :

A. một liên kết đơn.                                       

B. một liên kết đôi.

C. hai liên kết đôi.                                          

D. một liên kết ba.

Câu 10: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ

A. 2 : 1.                      

B. 1 : 2.                                  

C. 1 : 3.                                  

D. 1 : 1.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 11 đến câu 75 vui lòng xem lại online hoặc tải về máy)---

 

C. ĐỀ MINH HỌA

Đề tham khảo số 1:

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. CH4, C2H5Cl, C2H6, CO2.              B. C6H6, CH3Cl, CH4, C2H5OH.

C. CH4, C2H2, CO, C2H4O2 .              D. C2H2, NaHCO3, C2H6O, CaCO3.

Câu 2 Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có :

A. một liên kết đơn.                                        B. một liên kết đôi.

C. hai liên kết đôi.                                           D. một liên kết ba.

Câu 3 Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4 ; C6H6.            B. C2H4 ; C2H6.                   C. CH4 ; C2H4.                 D. C2H4 ; C2H2.

Câu 4 Hãy chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với dung dịch axit.

B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo.

C. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

D. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol

Câu 5 Hòa tan 55 ml rượu etylic nguyên chất vào nước cất thu được dd  rượu là 250.  Thể tích dd rượu thu được là:

A. 200 ml.                   B. 220 ml.                       C. 250 ml.                           D. 300 ml.

Câu 6 Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C12H22O11 → X→ Y → Z → T (CH3COO)Ca 

 X, Y, Z, T lần lượt là :

A. C2H2, Ca(OH)2, C2H5OH, CH3COOH.                  

B. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3COOH.       

C. C6H12O6, C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa.    

D. C6H12O6, C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.

Câu 7 Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 5%. Khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng là :

A. 160 gam.                 B. 1600 gam.              C. 320 gam.                            D. 3200 gam.

Câu 8 Đốt cháy 6g một HCHC có công thức CnH2n +1COOH (n ≥ 0) thu được 8,8g CO2 .CTPT của axit hữu cơ là:

A.  CH3OOH                 B. C2H5COOH              C. C3H7COOH                D.  HCOOH

II. TỰ LUẬN

Câu 1 Viết CTCT(đầy đủ và thu gọn) của axêtylen

Câu 2 Bằng pphh phân biệt các dd sau:rượu etylic,axit axêtic,glucôzơ.

Câu 3 Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí metan cần dùng 448 ml không khí .

a. Tính thể tích khí metan đã cháy.                                                                           

b. Tính thể tích khí CO2 tạo thành. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Các khí đo ở cùng

điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Câu 4 Lên men 114,8 ml rượu etylic 80 thu được dung dịch axit axetic có nồng độ 0,8M.

a. Tính thể tích dung dịch axit axetic thu được, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml.    

b. Nếu cho lượng rượu trên tác dụng với 50ml dung dịch axit axetic 1M có H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được bao nhiêu gam este, biết hiệu suất phản ứng là 75%.

 

Đề tham khảo số 2:                                                     

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. CH4, C2H5Cl, C2H6, CO2.              B. C2H2, NaHCO3, C2H6O, CaCO3..

C. CH4, C2H2, CO, C2H4O2 .              D. C6H6, CH3Cl, CH4, C2H5OH

Câu 2 Cấu tạo phân tử axetilen gồm :

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.            B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.            D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu 3 Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ

 thể tích là

A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.    B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.    D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Câu 4 Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Dầu mỏ là một đơn chất.

B. Dầu mỏ là một hợp chất phức tâp.

C. Dầu mỏ là một hỗn hợp của nhiều este.

D. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

Câu 5 Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được

A. rượu etylic có độ rượu là 200.                                B. rượu etylic có độ rượu là 250.

C. rượu etylic có độ rượu là 300.                                D. rượu etylic có độ rượu là 350.

Câu 6 Cho sơ đồ chuyển hóa sau:       

X  +  O2  →  Y   + H2O

 Y   +  Na   →      Z    + H2O

 Z   + H2SO4  →  Y    + Na2SO4

X, Y, Z lần lượt là

A. C2H2, C2H5OH, CH3COOH.                                 B. C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa,.        

C. CH3COONa, C2H2, C2H5OH.                               D. CH3COOH, CH3COONa, C2H2.

Câu 7 Biết rằng 0,1 lít khí axetilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung

dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí etilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích

dung dịch brom trên là

A. 300 ml.                 B. 200 ml.                        C. 100 ml.                          D. 50 ml.

Câu 8 Đốt cháy hoàn toàn 0,92g một chất hữu cơ có công thức CnH2n+1OH (n 1), sau phản ứng thu được 0,896 lít khí CO2 (đktc). CTPT của chất hữu cơ là:

A.  CH3OH               B. C2H5OH                   C. C3H7OH            D.  C4H9OH        

II. TỰ LUẬN

Câu 1 Viết CTCT(đầy đủ và thu gọn) của êtylen

Câu 2 Bằng pphh phân biệt các dd sau:rượu etylic,hồ tinh bột,glucôzơ.

Câu 3 Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít C2H4

a) Tính thể tích khí O2 cần dùng .                                                                              

b) Tính thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích không

khí. Các khí đo ở đktc.                                                                                                                       

c) Dẫn toàn bộ khí CO2 qua dd Ca(OH)2 dư , tính khối lượng kết tủa thu được.

Câu 4 Cho 45g CH3COOH tác dụng với 69g rượu etylic thì thu được 49,5g CH3COOC2H5.

a. Viết PTHH và tính hiệu suất của phản ứng.

b. Cho 1/2 lượng axit trên tác dụng vừa đủ với dd NaHCO3 6,3%. Hãy tính khối lượng dd NaHCO3 6,3% đã dùng và nồng độ phần trăm của dd muối thu được sau phản ứng.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề ôn tập HK2 Hóa 9 năm 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON