YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Sinh học 10 ôn tập có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 tham khảo Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập có đáp án Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH

1493) Một bệnh được xem là bệnh truyền nhiễm khi:

       A. Nó do sinh vật kí sinh gây ra

       B. Bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác

       C. Nó do vi sinh vật , lan thành dịch

       D. Bệnh đó truyền từ mẹ sang con

1494) Tính chất nổi bật của bệnh truyền nhiễm là:

       A. Lây lan thành dịch

       B. Lan từ cá thể này sang cá thể khác

       C. Do vi sinh vật gây ra

       D. Nhiễm theo đường tiêu hóa, hô hấp hay tiếp xúc

1495) Trong y học, bệnh nào trong số dưới đây không được xem là bệnh truyền nhiễm?

       A. Nhiễm BK (lao)                               B. Nhiễm cúm

       C. Nhiễm giun                                    D. Nhiễm HIV

1496) Vi sinh vật có thể gây bệnh truyền nhiễm khi:

       A. Có độc lực đủ mạnh              B. Vật chủ nhiễm đủ nhiều

       C. Xâm nhập đúng lương           D. A+B+C

1497) Ăn phải trực khuẩn lao ở thức ăn có thể bị bệnh lao không?

       A. Có            B. Không             C. Có thể, nếu sức yếu

1498) Trực khuẩn lao lây lan theo con đường:

       A. Tiêu hóa             B. Tuần hoàn

       C. Hô hấp              D. Sinh dục

1499) Nếu bạn bị đau mắt đỏ do virut truyền qua nước hay khăn rửa mặt, thì virut đó đã lây lan qua con đường:

       A. Tuần hoàn                             B. Tiếp xúc

       C. Niêm mạc                    D. Qua da

1500) Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) có thể lây lan theo con đường:

       A. Tiêu hóa                      B. Tuần hoàn

       C. Hô hấp                         D. Mẹ sang thai

1501) Người bị bệnh truyền nhiễm theo đường thở (cúm, viêm phổi, lao…) có nên đến nơi tụ tập đông người?

       A. Không               B. Có          C. Có thể, nếu bệnh nhẹ

1502) Trùng sốt rét có thể lây nhiễm sang người qua con đường:

       A. Hô hấp               B. Tiêu hóa

       C. Muỗi đốt           D. Tiếp xúc qua da

1503) Phụ nữ mang thai một vài tháng mà bị cúm thường có thể:

       A. Truyền bệnh cúm cho con cả đời

       B. Sinh quái thai, con dị dạng

       C. Làm con miễn dịch cúm suốt đời

       D. Bị chết thai

1504) Khi có thai mà nhiễm vi sinh vật nào thì con có thể bị mù?

       A. Virut viêm gan B                   B. Trùng Chlamydia

       C. Vi khuẩn lậu              D. HIV

1505) Các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như AIDS, lậu, giang mai chủ yếu lây lan qua con đường:

       A. Tiếp xúc qua da           B. Ăn uống

       C. Sinh hoạt tình dục      D. Hít thở qua hô hấp

1506) Khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh gọi là:

       A. Sức đề kháng               B. Miễn dịch

       C. Kháng thể                    D. Sức chống bệnh

1507) Tác nhân gây bệnh cho người, động vật và thực vật có thể là:

       A. Vi sinh vật                            B. Chất hữu cơ lạ

       C. Độc tố                          D. A+B+C

1508) Đặc điểm cơ bản của miễn dịch không đặc hiệu là:

       A. Bẩm sinh (sinh ra đã có)

       B. Tập nhiễm (bị bệnh mới có)

       C. Chống được nhiều bệnh khác nhau

       D. Chỉ chống 1 loại vi sinh vật gây bệnh

1509) Cơ sở của miễn dịch không đặc hiệu là:

       A. Sự ngăn cản của biểu bì (da, niêm mạc)

       B. Cơ chế đào thải vi sinh vật và độc tố

       C. Khả năng thực bào của một số loại tế bào

       D. A+B+C

1510) Đặc điểm cơ bản của miễn dịch đặc hiệu là:

       A. Bẩm sinh (sinh ra đã có)

       B. Tập nhiễm (bị bệnh mới có)

       C. Chống được nhiều bệnh khác nhau

       D. Chỉ chống 1 loại vi sinh vật gây bệnh

1511) Kháng nguyên là:

       A. Chất do cơ thể tạo ra để chống vi sinh vật.

       B. Chất nguyên có để kháng khuẩn trước nhiễm bệnh

       C. Chất hữu cơ lạ kích thích tạo kháng thể

       D. Thể không bị vi sinh vật gây bệnh phân hủy

1512) Kháng thể là:

       A. Chất do cơ thể tạo ra để chống kháng nguyên

       B. Chất nguyên có trước khi cơ thể nhiễm bệnh

       C. Chất lạ do vi sinh vật tạo ra khi xâm nhiễm

       D. Thể không bị vi sinh vật gây bệnh phân hủy

1513) * Kháng nguyên có thể là:

       A. Hệ đại phân tử lạ xâm nhập cơ thể

       B. Chất độc (nọc, độc tố thực vật)

       C. Protein, saccarit, axit nucleic lạ

       D. A+B+C

1514) Bản chất hóa học của kháng thể là:

       A. Polisaccarit                  B. Protein

       C. Lipit                             D. Axit nucleic

1515) * Kháng thể nói chung thuộc nhóm hữu cơ tên là:

       A. Globulin            B. Inteferon

       C. Ancaloit             D. Glutamin

1516) * Kháng thể của người và thú được sản sinh trong cơ thể từ:

       A. Hồng cầu và tiểu cầu   B. Tế bào limpho

       C. Bạch cầu                      D. Đại thực bào

1517) * Kháng thể tiêu diệt được vi sinh vật nhờ:

       A. Khả năng thực bào (ăn vi sinh vật)

       B. Hủy vi sinh vật và hấp thụ độc tố

       C. Bọc, ngưng kết vi sinh vật và độc tố

       D. Làm tan vỡ vi sinh vật và giải độc

1518) * Để xâm nhập vào trong cơ thể người, vi sinh vật gây bệnh phải vượt qua bao nhiêu loại “hàng rào” miễn dịch?

       A. 1               B. 2             C. 3            D. 4

1519) *”Hàng rào” miễn dịch ở cơ thể người gồm các loại chính là:

       A. Miễn dịch không đặc hiệu → Miễn dịch đặc hiệu

       B. Da → Niêm mạc → Hệ thực bào → Kháng thể

       C. Biểu bì → Miễn dịch bẩm sinh Miễn dịch đặc hiệu

       D. Da → Niêm mạc → Hệ bị xâm nhập → Miễn dịch đặc hiệu

1520) Nếu có mụn hoặc rách da bị nhiễm khuẩn, thường có mủ. Mủ đó có thể là:

       A. Độc tố vi khuẩn tiết ra

       B. Xác vi khuẩn và bạch cầu

       C. Kháng thể tụ thành giọt

       D. Máu đông thành cục nhỏ

1521) * Hiện tượng xuất hiện mủ ở vết thương biểu hiện sự ngăn cản của “hàng rào miễn dịch” là:

       A. Sự phản vệ của da

       B. Miễn dịch không đặc hiệu

       C. Miễn dịch thể dịch

       D. Miễn dịch tế bào

1522) Trong mủ ở vết thương của người và thú thường có nhiều:

       A. Hồng cầu và tiểu cầu             B. Tế bào limpho B

       C. Tế bào limpho T độc             D. Tế bào thực bào

1523) Câu sai là:

       A. Bản chất kháng thể là protein, sinh ra khi bị nhiễm bệnh lây

       B. Mỗi loại kháng nguyên chỉ tương ứng với 1 loại kháng thể

       C. 1 loại kháng nguyên kích thích tạo ra nhiều loại kháng thể

       D. Kháng thể thường chỉ tồn tại trong dịch mô, không có ở nội bào

1524) Khi vừa bị bệnh truyền nhiễm, thì trong máu (người hoặc vật) xuất hiện kháng nguyên hay kháng thể trước?

       A. Kháng thể                    B. Kháng nguyên

       C. Cùng lúc                      D. Không có loại nào

1525) Nếu vi khuẩn gây mủ xanh dính trên da người, nhưng người không nhiễm thì đó có thể là:

       A. Miễn dịch thể dịch                 B. Miễn dịch bẩm sinh

       C. Miễn dịch tế bào                    D. Miển dịch đặc hiệu

{-- Từ câu 1526 - câu 1555 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Sinh học 10 ôn tập có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch có đáp án . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON