Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dưới đây để hiểu rõ hơn giá tri tư tưởng và nghệ thuật của cảnh cho chữ. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù
- Dẫn dắt vào vấn đề: cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù
- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong hoàn cảnh éo le: người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Cảm kích trước sự đối đãi tử tế, tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ. Và cảnh cho chữ diễn ra trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn. Kết thúc câu chuyện với cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã để lại nhiều dư vị thấm thía trong lòng bạn đọc
- Chủ đề: Ca ngợi những con người vẫn giữ thiên lương cao đẹp dù rơi vào cảnh khốn cùng, nghiệt ngã.
- Phân tích
- Về nội dung
- Việc cho chữ không phải là việc thanh toán nợ nần với quản ngục, cũng không phải là hành động của người sắp tử hình muốn để lại tài sản riêng, cuối cùng cho người ở lại
- Đây trước hết là việc làm đáp lại 1 tấm lòng trọng cái đẹp, của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ.
- Cái tài, tâm, dũng, hòa vào nhau để tạo nên cái đẹp. Cái đẹp của tài năng, khí phách, thiên
- Về nghệ thuật:
- Nguyễn Tuân đã phát huy cao độ bút pháp lãng mạn.
- Cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản nhuần nhuyễn, làm nỗi bật được sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác.
- Có thể coi cảnh này được dàn dựng theo lối điện ảnh. Không sành nghệ thuật thứ 7 khó có thể dựng được một cảnh tượng giàu chất điện ảnh đến thế.
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi:
- Xưa nay, việc cho chữ vốn chỉ diễn ra ở những nơi tao nhã như thư phòng, thư sảnh, viện sách. Còn ở đây lại diễn ra giữa nhà tù tăm tối, hôi hám, chật hẹp.
- Người cho chữ là những bậc tao nhân mặc khách ung dung nhấp rượu, thưởng trà, khoan thai cầm ngọn bút lông thảo từng nét. Ở đây người cho chữ lại là tên tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng".
- Điều đặc sắc là sự đổi ngôi kì lạ giữa ba nhân vật:
- HC người đã bị tước hết mọi thứ quyền, kể cả quyền sống lại toát ra một uy lực khiến hai nhân vật kia phải nể trọng, kính cẩn cúi đầu.
- Quản ngục và thư lại là những người bề trên có quyền hành, đại diện cho uy quyền của tầng lớp thống trị trong hoàn cảnh này lại mất hết quyền uy, trở nên khúm núm, run run. Họ có chức năng giáo dục tội phạm mà ở đây thì lại đang được tội phạm Huấn Cao giáo dục.
- Ý nghĩa:
- Cho thấy nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị, mà chính cái đẹp, dũng, thiện đang làm chủ.
- Với cảnh cho chữ này, nhà ngục tối tăm đã đổ sụp bởi không còn kể phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp.
- Với Huấn Cao, những nét chữ hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông, lời di huấn của ông về đạo lí làm người còn mãi
- Đây là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối. Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn, cũng chính là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Cái Đẹp, vì thế trở thành bất tử.
- Về nội dung
c. Kết bài
- Nêu cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Gợi ý làm bài
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông, mĩ (cái đẹp) là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng khi ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện; ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trong tập Vang bóng một thời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.
Ông Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù là một nho sĩ tài hoa của một đã qua nay chỉ còn vang bóng. Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà nho giáo, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát, một con người hết sức tài hoa và dùng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy). Cao Bá Quát trước khi trở thành lãnh tụ nông cùng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã dựa vào hai tính cách của nguyên mẫu xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát, người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xả hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.
Chữ người tử tù không còn là chữ nữa, không chỉ là mĩ mà thôi, mà những nét chữ tươi tắn nó nói lên những bão tung hoành của một đời người. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa mĩ và dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí duy mĩ của Nguyễn Tuân.
Mong rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm những kiến thức hay và bổ ích, rèn luyện thêm phần nào kĩ năng viết văn. Chúc các hiểu rõ hơn cảnh cho chữ cũng như tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân qua tài liệu văn mẫu phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)