Cảm nhận về tình trạng đất nước ta thời Vua Lê Chúa Trịnh qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ là một trong những dạng đề các em thường gặp khi làm bài văn viết về tác phẩm này. Với bố cục gồm 3 phần: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, bài soạn văn mẫu do Học247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo. Chi tiết bài soạn văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Đình Hổ
- Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là một người tiểu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cưới thời Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.
- Giới thiệu Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trang tùy bút đặc sắc, trích trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.
- Dẫn dắt vấn đề: Thông qua bài tùy bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, ta có thể dễ dàng nhận ra được cuôc sống xa hoa, xa xỉ và dự báo sự sụp đổ của Vua Lê – Chúa Trịnh.
2. Thân bài
- Giới thiệu về thể tùy bút: tùy bút là viết tùy thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó.
- Tóm lược nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh viết về cảnh ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần, nội thị, cảnh tấu nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây giữa thế kỉ XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian.
- Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại
- Bối cảnh trong nước: vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp.
- Thói ăn chơi xa đoạn của vua Lê – chúa Trịnh
- Bày đặc nghi lễ.
- Xây nhiều cung điện, dựng đình đài liên miên.
- Bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém:
- Những cuộc dạo chơi liên miên: mỗi tháng bốn lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
- Các nội thần bịt khăn, giả đàn bà bày hàng bán bên hồ, thuyền ngự đến đâu các quan đại thần vào bờ mua bán ⇒ Sự lố bịch của bọn nội thần.
- Dàn nhạc bố trí khắp nơi để tấu nhạc làm vui.
- Thu tìm vật quý của dân: cổ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnh,…
⇒ Phản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và dấu hiệu suy vong của vua Lê chúa Trịnh.
- Những hành động của bọn quan lại, thái giám
- Thủ đoạn: Mượn gió bẻ măng, vu khống
- “Có chậu hoa, chim tốt,… biên ngay chữ phụng thử”
- “Dùng thủ đoạn khép những nhà giàu có vào tội giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền”
- Thủ đoạn: Mượn gió bẻ măng, vu khống
⇒ Thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi, vừa ăn cắp vừa la làng, vừa vơ vét lại vừa được tiếng là mẫn cán.
⇒ Bọn vua chúa: quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách.
- Thái độ của tác giả:
- Tố cáo, khinh bỉ bọn quan lại.
- Bất bình và phê phán bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh.
3. Kết bài
- Nội dung:
- Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.
- Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống xã hội.
- Nghệ thuật:
- Giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại.
- Ngôi kể phù hợp, ngôn ngữ khách quan, sinh động.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về tình trạng đất nước ta thời Vua Lê Chúa Trịnh qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ
Gợi ý làm bài:
Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê - Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ca thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời, ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.
“Vũ trung tuỳ bút” là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào!
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về tình trạng đất nước ta thời Vua Lê Chúa Trịnh qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----