YOMEDIA

Cảm nhận về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Tải về
 
NONE

Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ hay mà qua đó cái tâm, cái tình của tác giả biểu hiện một cách sâu sắc, thấm đượm cảm xúc. Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu cảm nhận về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn để hiểu hơn về bài thơ cũng như về tác giả bài thơ. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Cảm nhận về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Nhàn và tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Dẫn dắt vào vấn đề: cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ "Nhàn"

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi
    • Thể thơ: Thơ Nôm Đường luật – thất ngôn bát cú
  • Cảm nhận
    • Cuộc sống
      • Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu
        • Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen thuộc của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá.
        • Cách sử dụng số từ : “Một…, một…, một…” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn sàng của ông, hòa vào cuộc sống mới – cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất vả. Thái độ của Cụ Trạng hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
      • Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao:
        • Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc, cây nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế, ông sinh hoạt cũng như bao người dân quê khác: không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm hồ, tắm ao…
        • Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
      • Yêu thiên nhiên nên Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh tao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút vào vòng xoáy danh lợi.
    • Nhân cách
      • Nhân cách của ông đối lập với danh lợi như nước với lửa: “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khôn”. Ta tìm nơi vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa xe tấp nập, thủ đoạn, bon chen, mua danh bán tước…Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh lợi : “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13).
      • Nguyễn Bỉnh Khiêm là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và uyên thâm. Ông tìm đến say để mà tỉnh: Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
      • Ông tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”, mặc cho người đời đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy không có nghĩa là ông thích cuộc sống nhàn hạ, thích hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời. Ông chỉ muốn bảo toàn nhân cách trong sạch của mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời danh lợi. Bởi ông nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao

c. Kết bài

  • Cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng sự liên tưởng và cảm nhận của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Gợi ý làm bài

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

“Một mai một quốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Với cách sử dụng số đếm: “một”  rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê. Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta  thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Hi vọng rằng, tài liệu trên đã đem đến cho các em những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và nhân cách, tâm hồn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúc các em có thêm quá trình ôn tập chương trình Ngữ văn 10 hiệu quả với tài liệu văn mẫu trên.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF