YOMEDIA

Cảm nhận về câu ca dao Thân em như tấm lụa đào...

Tải về
 
NONE

Ca dao than thân là một trong những mảng đề tài văn học dân gian Việt Nam đầy thú vị và phong phú. Trong đó, có rất nhiều câu ca dao đã trở nên quá quen thuộc, gần gũi và chạm vào trái tim biết bao bạn đọc. Để hiểu hơn về kho tàng văn học dân gian cũng như hiểu thêm về ca dao than thân, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu cảm nhận về câu ca dao Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai dưới đây. Chúc các em có thêm tài liệu hay và thú vị.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích bài ca dao than thân Thân em như tấm lụa đào

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Ca dao: là thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
    • Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
    • Nội dung chính: là tiếng lòng, than thân, lo lắng cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là tiếng nói của một trái tim dạt dào tình cảm và ý thức rõ về vai trò, vị trí của mình trong xã hội.
  • Cảm nhận
    • Cách mở đầu: “Thân em” à mô típ quen thuộc trong ca dao, thể hiện nỗi niềm chua xót của người phụ nữ
    • Hình ảnh so sánh ẩn dụ: thân em - tấm lụa đào à vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính của người con gái Việt Nam, nhưng để lấy “thân em” so sánh với vật dụng “tấm lụa đào” è không tôn trọng, chỉ có giá trị về mặt sử dụng
    • Hình ảnh tấm lụa đào “phất phơ giữ chợ” à nỗi buồn về số phận mỏng manh, bấp bênh, vô định, tương lai mờ mịt của người phụ nữ
    • Ý nghĩa: bài ca dao thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay của người phụ nữ trong xã hội xưa. Khi bước vào tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình thì nỗi lo thân phận lại ập đến với họ. Họ không có quyền quyết định tương lai, hạnh phúc. Câu ca dao là lòi than về thân phận bị phụ thuộc

c. Kết bài

  • Cảm nhận chung và nêu đánh giá của bản thân
  • Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận về câu ca dao "Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Những bài ca dao quen thuộc về những người phụ nữ xa xưa trong chế độ phong kiến cũ thường được bắt đầu bằng mô típ “ thân em” . Có thể là lời than trách hoặc là sự khao khát tự do. Có thể lấy ví dụ như:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thay vì ví von như củ ấu gai hay hạt mưa sa. “Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa được so sánh như tấm lụa đào. Tấm lụa đào óng ả, mềm mượt cũng như người con gái nhẹ nhàng đẹp đẽ. Người ta cảm nhận được sự giá trị của người con gái hơn, có lẽ đây là biện pháp tu từ thanh thoát và dễ đi vào lòng người. Thế nhưng, trong đó còn ẩn đâu đó một nỗi niềm sâu xa. Tấm lụa đào cũng vốn dĩ chỉ là một tấm vải để con người may mặc lên người hay trang trí lên các vật dụng. Tấm lụa âm thầm chịu đựng theo sự sắp đặt của chủ nhân phải chăng cũng giống như người phụ nữ phải luôn chịu ấm ức áp đặt. Một dáng vẻ đẹp đẽ, thanh tao nhưng âm thầm làm con người ta phải suy nghĩ. Dù tấm lụa rất đẹp nhưng vẫn không thể thoát khỏi số phận mong manh. 

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những ngưòi phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của dải lụa đào đang phất phơ giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giói nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ ngưòi này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Ngưòi phụ nữ thòi phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như vải lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước:

Ví đây đôi phận làm trai được.

Những ước muôn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực.

Trên đây, Học 247 vừa giới thiệu đến các em tài liệu cảm nhận về câu ca dao Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ hiểu hơn về kho tàng văn học dân gian Việt Nam cũng như những câu ca dao than thân, hiểu thêm về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay và thú vị từ tài liệu trên.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON