Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương được Học247 biên soạn và tổng hợp gồm 3 nội dung chính: sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Với bài soạn văn mẫu này, các em sẽ dễ dàng lập cho mình một dàn ý cảm nhận về bài thơ này. Đồng thời, các em cũng sẽ viết được một bài văn nêu cảm nhận hoàn chỉnh, đúng hướng và đạt được kết quả cao. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, để nắm vững được những kiến thức cần đạt, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vịnh khoa thi Hương.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược nhà thơ Trần Tế Xương.
- Trần Tế Xương (1870-1907), quê Nam Định. Là nhà thơ có sở trường về thơ trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ, sâu sắc.
- Giới thiệu bài thơ: Vịnh Khoa thi Hương là bài thơ châm biếm sự nhốn nhác nơi trường thi.
2. Thân bài
- Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu (hai câu đầu)
- Kì thi được tổ chức ba năm một lần “ba năm mở một khoa”.
- Điều bất thường của cuộc thi: các thí sinh của Hà Nội bị dồn chung vào thi với trường Nam Định: “trường “Nam thi lẫn với trường Hà”.
- Chữ “lẫn” thể hiện sự hỗn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương ấy.
- Cảnh trường thi (bốn câu giữa)
- Những nhân vật chính của trường thi bộc lộ sự nếch nhác, rỗng tuếch
- Sĩ tử:
- Từ tượng hình “lôi thôi” diễn tả bộ dạng nhếch nhác, luộm thuộm của tử sĩ khi đi thi.
- “Vai đeo lọ” thể hiện sự miệt mài, vất vả cho những kì thi ấy.
- Quan trường: “miệng thét loa”, “ậm ọe” cho thấy sự hống hách, cố làm vẻ ra oai ⇒ Chỉ cần vài từ tượng hình, tượng thanh, hai câu thơ đã lột tả được những mặt tiêu cực của thi cử và hiện trạng của đất nước thời bấy giờ.
- Hình ảnh quan sứ ngoại bang xuất hiện với sự đón tiếp long trọng ⇒ nỗi nhục của đất nước.
- Cuộc thi tuyển nhân tài cho nước Việt lại đón tiếp những kẻ ngoại bang bằng lễ nghi trang trọng còn sĩ tử thì trở nên thoái mạc.
- “Mụ” là từ dùng để chỉ những người đàn bà không ra gì ⇒ tác giả “chửi” vô cùng sắc bén.
⇒ Thể hiện sự xót xa, mỉa mai xen lẫn với xót xa, căm giận.
- Thái độ, tâm trạng của tác giả (2 câu kết)
- Câu hỏi tu từ: nhấn mạnh vào trách nhiệm của những sỉ tử.
- Thể hiến sự biến chất của kì thi, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.
3. Kết bài
- Nội dung: bài thơ cho ta thấy thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buồi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
- Nghệ thuật:
- Lựa chọn từ ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa.
- Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ thái độ châm biếm, hài hước.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương
Gợi ý làm bài:
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương (còn có tên Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) là một trong số 13 tác phẩm của Trần Tế Xương viết về đề tài thi cử. Trong bản chất, việc thi cử bao giờ cũng cần thiết. Có thể khẳng định rằng phần lớn những người đỗ đạt (kể cả những người đỗ vào chính các khoa thi mà Trần Tế Xương từng phê phán) đều là những người tài giỏi, có đóng góp quan trọng với đất nước. Với Trần Tế Xương, ông triệt để khai thác đề tài thi cử, những điều mắt thấy tai nghe, chủ yếu là những việc liên quan đến lề lối, cung cách thi cử, lối thi cũ cũng như khi đổi sang lối thi mới, cả người đỗ đạt cũng như người hỏng thi. Vì thế, việc đọc hiểu bài thơ Vịnh khoa thi Hương cần phân biệt rõ thủ pháp biếm họa, cực tả (bao gồm cả việc châm biếm những phương diện trong bản chất vốn là sự cải cách, đổi mới, tiến bộ xã hội) và cần được đặt trong tương quan với nhiều thi phẩm của chính Trần Tế Xương (Đổi thi, Than sự thi, Đi thi nói ngông, Ông tiến sĩ mới...) cũng như so với thơ ca cùng dạng đề tài khoa cử của nhiều tác giả khác đương thời.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương thể hiện sắc nét hệ thống hình tượng tác giả vừa trong tư cách cảm hứng sáng tác vừa là sự bày tỏ nỗi niềm chủ thể và như sự miêu tả về một kiểu nhân vật trữ tình khách thể, "bên ngoài mình". Ông vừa đóng vai chứng nhân, vừa là tác giả và đồng thời cũng là sĩ tử và "nhân tài" đất nước. Với tiếng cười trào lộng, nhà thơ đi sâu khai thác và biếm họa mọi nhân vật, từ vẻ ngoài đến vai trò, vị thế và đi đến khái quát được bản chất xã hội qua thực trạng hình thức thi cử. Có thể thấy thủ pháp châm biếm, "hí họa" trong bút pháp trào phúng của Trần Tế Xương đã làm nên mối quan hệ hai chiều: trào phúng gắn quyện với trữ tình, vẽ nên hoạt cảnh thi cử bi hài và lên tiếng thức tỉnh lương tâm người trí thức trước thực trạng xã hội đương thời.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----