Bài giảng Vịnh khoa thi hương sẽ giúp các em nắm được các những kiến thức trọng tâm nhất của bài học, giúp cảm em cảm nhận được cảnh tình của đất nước thời bấy giờ và tâm trạng, nỗi đau của tác giả trước thời cuộc. Chúc các em có một bài giảng hay!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Thể loại
Thất ngôn bát cú đường luật
b. Chủ đề
Phản ánh hiện thực đất nước và thể hiện tấm lòng của tác gia đối với nước nhà
c. Bố cục
- Hai câu thơ đầu: Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu
- Bốn câu thơ tiếp: Thực cảnh trường thi
- Hai câu thơ cuối: Thái độ, tâm trạng của tác giả
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
- Như thường lệ, ba năm mở một khoa thi để chọn nhân tài, nhưng năm nay cách tổ chức lại trái với thường lệ "Trường Nam thi lẫn với trường Hà". Với cách tổ chức thi cử như vậy, tác giả đã báo trước sự hỗn độn, ô hợp, nhốn nháo.
- Hai chữ "nhà nước" đã nêu bật lên hiện thực của cảnh mất nước, mất chủ quyền
- Từ "thi lẫn" diễn tả sự hỗn độn của trường thi. Tác giả đã dùng hình ảnh trường thi khái quát cả một hiện thực xã hội bấy giờ.
b. Cảnh trường thi
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quyét đất mụ đầm ra.
- Những nhân vật chính của trường thi bộc lộ sự nhếch nhác, rỗng tuếch
- Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ
- Quan trường: ậm ọe, thét loa
- Không khí long trọng (lọng cắm rợp trời) lại để đón kẻ ngoại bang - kẻ quyết định số phận của trường thi, nền học vấn của nước nhà "quan sứ, mụ đầm" → châm biếm, đả kích
- Thể hiện sự xót xa, mỉa mai (lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất) xen lẫn với xót xa, căm giận
c. Thái độ, tâm trạng của tác giả
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
- Câu thơ "Nhân tài đất Bắc nào ai đó?" vừa là lời kêu gọi, vừa là lời nói thẳng về sự thật của đất nước đã thôi thúc, thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ
- Sáu câu thơ trước, tác gỉ dùng giọng điệu mỉa mai, châm biếm nhưng đến hai câu thơ cuối, tác giả đã chuyển sang giọng điệu trữ tình để lay gọi, đánh thức lương tri mọi người → thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Bài thơ cho ta thấy thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến
-
Nghệ thuật
- Lựa chọn từ ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa
- Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ thái độ châm biếm, hài hước.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Hãy phân tích bài thơ "Vịnh Khoa thi hương" theo cấu trúc đề - thực - luận - kết.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và bài thơ.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.
b. Thân bài
- Hai câu đề:
- Kì thi đó là kì thi nhà nước mở ra "ba năm một lần" -> rất lâu và khó khăn cho những người đi thi vì ba năm những chỉ quyết định có một vài người đỗ đạt
- Tuy nhiên nhà thơ đã kể lại khoa thi ấy với hình thức là thi giữa trường Nam với trường Hà
- Chữ “lẫn” thể hiện sự lẫn lộn xáo trộn của kì thi
→ Nhà thơ như đang cười chính những người tổ chức ra kì thi ấy, ba năm một lần chỉ làm khổ những kẻ ngày đêm đèn sách để đợi chờ những kì thi ấy. Đến lúc không đỗ lại phải đợi ba năm, mà quãng thời gian ấy đâu phải là ngắn. Không những thế tổ chức lại còn xếp lẫn sĩ tử của nơi này với nơi khác một cách xáo trộn lẫn lộn không có khoa học
- Hai câu thực:
- Sĩ tử
- Từ tượng hình “lôi thôi” để diễn tả bộ dạng của sĩ tử đi thi -> hình ảnh ấy hiện lên một hình dáng luộm thuộm
- “vai đeo lọ” -> thể hiện sự miệt mài vất vả cho những kì thì ấy
- Quan trường
- Đó là những ông to bà lớn cô gắng nạt nộ thét lớn “ậm ọe” tuy nhiên với từ tượng thanh mà nhà thơ dùng đủ cho ta thấy những nạt nộ ấy chỉ là cố làm ra cho oai mặt quan lớn mà thôi
- Thực chất thì học vấn cũng chẳng đến đâu mà chỉ là giả tạo.
- Sĩ tử
→ Chỉ bằng một vài từ tượng hình tượng thanh, những câu thơ hàm súc đã lột tả hết những mặt tiêu cực của thi cử và hiện trạng của đất nước lúc bấy giờ.
- Hai câu luận:
- Quan sứ xuất hiện trong cảnh "lọng cắm rợp trời", một hinh thức trang trọng giữa trường thi không thể hiện được bản chất và truyền thống của khoa thi mà ngược lại dùng để chỉ nỗi nhục của đất nước, trường thi đón kẻ ngoại bang xâm lược đất nước bằng lễ nghi trang trọng còn sĩ khí của người học trờ thì trở nên thoái mạc biết bao.
- Còn những bà phu nhân được nhà thơ gọi là mụ đầm → thể hiện sự khinh bỉ
→ Những ông quan sứ đến những bà phu nhân đầm tha thướt đất được cung phụng như những ông chúa bà hoàng ra xem thi cử mà cứ như là đi hội
- Hai câu kết:
- Câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh vào trách nhiệm của những người làm quan sứ
- Ăn mặc diêm dúa điệu đà làm gì, võng lọng cờ hoa xe kéo rợp trời mà làm gì khi không nghĩ đến những điều mà những sĩ tử phải trải qua
- Bao nhiêu năm trời đèn sách vậy mà giờ đây chỉ trông coi vào một kì thi, đã thế nhà nước lại mở có ba năm một lần rõ ràng là không nghĩ cho những khó khăn của người sĩ tử
- Ngảnh cổ mà xem lại nước nhà ⇒ giống như một lời nhắc nhở giận dữ, nhắc nhở của nhà thơ, đồng thời thể hiện thái độ xót xa đến tự trách của chính tác giả.
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân
- Những nhận xét, tâm đắc về nội dung hay nghệ thuật của bài thơ
3. Soạn bài Vịnh khoa thi Hương
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương đã dựng lên bức tranh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội bấy giờ cùng với tâm sự của nhà thơ. Để nắm được những nội dung cũng như dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Vịnh khoa thi Hương.
4. Hỏi đáp về bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương thể hiện sắc nét hệ thống hình tượng tác giả vừa trong tư cách cảm hứng sáng tác vừa là sự bày tỏ nỗi niềm chủ thể và như sự miêu tả về một kiểu nhân vật trữ tình khách thể, "bên ngoài mình". Ông vừa đóng vai chứng nhân, vừa là tác giả và đồng thời cũng là sĩ tử và "nhân tài" đất nước. Để dễ dàng lập được dnagf ý và viết bài văn mẫu phân tích tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247