Chuyên đề Các phương pháp giải bài toán Công suất cực đại môn Vật lý 9 năm học 2019-2020 là tài liệu tham khảo cần thiết mà HỌC247 giới thiệu đến các em, nhằm giúp các em tăng cường khả năng tự luyện tập với các công thức tính nhanh dễ dàng áp dụng, qua đó ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả của chương Điện học. Mời các em cùng tham khảo.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI MÔN VẬT LÝ 9
Bài toán
Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ, biết U = 16V, R1 = 4Ω , R2 = 12Ω , Rx là một biến trở . Điện trở của dây nối không đáng kể . Xác định giá trị của Rx để công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB cực đại ?
Bài giải
CÁCH 1
Gọi x là điện trở của đoạn mạch AB khi công suất của đoạn mạch là cực đại
Công suất của đoạn mạch AB:
\(\begin{array}{l} {P_{AB}} = {R_{AB}}.I_{AB}^2 = {R_{AB}}.{I^2}\\ = {R_{AB}}.{(\frac{U}{{{R_1} + {R_{AB}}}})^2}\\ = {\left( {\frac{{\sqrt {{R_{AB}}} .U}}{{{R_1} + {R_{AB}}}}} \right)^2} = \frac{{{U^2}}}{{{{(\sqrt {{R_{AB}}} + \frac{{{R_1}}}{{\sqrt {{R_{AB}}} }})}^2}}} \end{array}\)
PAB max khi \((\sqrt {{R_{AB}}} + \frac{{{R_1}}}{{\sqrt {{R_{AB}}} }})\min \)
* Áp dụng tính chất với hai số dương a , b .Nếu tích a.b không đổi thì (a + b) min khi a = b
\(\begin{array}{l} \sqrt {{R_{AB}}} .\frac{{{R_1}}}{{{R_{AB}}}} = {R_1}\, = \,const\\ (\sqrt {{R_{AB}}} + \frac{{{R_1}}}{{\sqrt {{R_{AB}}} }})\min \\ Khi\,\,\sqrt {{R_{AB}}} = \frac{{{R_1}}}{{\sqrt {{R_{AB}}} }}\\ \Rightarrow {R_{AB}} = {R_1} = 4\Omega \end{array}\)
Suy ra Rx = 6Ω
CÁCH 2
Gọi x là điện trở của đoạn mạch AB khi công suất của đoạn mạch là cực đại , I là cường độ dòng điện trong mạch
Công suất của đoạn mạch AB
PAB = P – P1
= U.I – R1I2 = 16.I – 4I2
= - 4(I2 – 4I) = -4( I2 – 4I + 4 – 4 )
= 16 - 4 ( I – 2)2 16
PABmax = 16W Khi I = 2A
Điện trở mạch điện lúc đó là
\(R = \frac{U}{I} = \frac{{16}}{2} = 8\Omega \)
RAB = R – R1 = 8 – 4 = 4Ω
Suy ra Rx = 6Ω
CÁCH 3
Cường độ dòng điện trong mạch
\(I = \frac{U}{R} = \frac{U}{{{R_1} + {R_{AB}}}}\)
Công suất đoạn mạch AB
\(\begin{array}{l} {P_{AB}} = P - {P_1} = \frac{{{U^2}}}{R} - {R_1}.{I^2}\\ = \frac{{{U^2}}}{{{R_1} + {R_{AB}}}} - {R_1}.{\left( {\frac{U}{{{R_1} + {R_{AB}}}}} \right)^2} \end{array}\)
⇒ PAB( R1 + RAB)2 = U2( R1 + RAB) – R1U2
PABR2AB + RAB(2R1PAB – U2 ) + PABR21 = 0 (1)
Phương trình 1 luôn có nghiệm nên
\(\begin{array}{l} \Delta = {\left( {2{R_1}{P_{AB}} - {U^2}} \right)^2} - 4P_{AB}^2R_1^2\\ \Leftrightarrow \Delta = {U^4} - 4{P_{AB}}{R_1}{U^2} \ge 0\\ \Rightarrow {U^2} \ge 4{P_{AB}}{R_1}\\ \Leftrightarrow {P_{AB}} \le \frac{{{U^2}}}{{4{R_1}}}\\ {P_{ABma}} = \frac{{{U^2}}}{{4{R_1}}} = \frac{{{{16}^2}}}{{4.4}} = 16W \end{array}\)
Điện trở mạch điện lúc đó là
\(R = \frac{U}{I} = \frac{{16}}{2} = 8\Omega \)
RAB = R – R1 = 8 – 4 = 4 Ω
Suy ra Rx = 6Ω
Trên đây là toàn bộ nội dung Các phương pháp giải bài toán Công suất cực đại môn Vật lý 9 năm học 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !