YOMEDIA

Các dạng bài tập liên quan đến phản ứng Hóa học năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Các dạng bài tập liên quan đến phản ứng Hóa học năm 2019-2020 được Hoc247 sưu tầm và biên tập, nhằm giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập và củng cố lại các quy tắc đã học trong phần phản ứng hóa học, qua đó hình thành cơ sở kiến thức vững chắc để các em tự ôn tập và rèn luyện. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

CƠ CHẾ VÀ CÂN BẰNG PH­ƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

I. Phản ứng oxi hoá- khử, và không oxi hoá- khử.

1. Phản ứng hoá hợp.

- Đặc điểm của phản ứng: Có thể xảy ra sự thay đổi số oxi hoá hoặc không.

Ví dụ:

Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá.

4Al (r) + 3O2 (k) → 2Al2O3 (r)

Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá.

BaO (r) + H2O (l) → Ba(OH)2 (dd)

2. Phản ứng phân huỷ.

- Đặc điểm của phản ứng: Có thể xảy ra sự thay đổi số oxi hoá hoặc không.

Ví dụ:

Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá.

2KClO3 (r) → 2KCl (r)  +   3O2 (k)

Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá.

CaCO3 (r) →  CaO (r) + CO2 (k)

II. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá.

1. Phản ứng thế.

- Đặc điểm của phản ứng: Nguyên tử của đơn chất thay thế một hay nhiều nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Ví dụ:

Zn (r) + 2HCl (dd) → ZnCl2 (dd) + H2 (k) 

2. Phản ứng oxi hoá - khử.

- Đặc điểm của phản ứng: Xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. hay xảy ra đồng thời sự nhường electron và sự nhận electron.

Ví dụ:

CuO (r)­ +  H2 (k) →  Cu (r)  +  H2O (h)

Trong đó:

H2 là chất khử (Chất nhường e cho chất khác)

CuO là chất oxi hoá (Chất nhận e của chất khác)

Từ H2 -→ H2O được gọi là sự oxi hoá. (Sự chiếm oxi của chất khác)

Từ CuO → Cu được gọi là sự khử. (Sự nhường oxi cho chất khác)

III. Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa.

1. Phản ứng giữa axit và bazơ.

- Đặc điểm của phản ứng: Sản phẩm thu được là muối và nước.

Ví dụ:

2NaOH (dd) + H2SO4 (dd) → Na2SO4 (dd) + 2H2O (l)

NaOH (dd) + H2SO4 (dd) → NaHSO4 (dd) + H2O (l)

Cu(OH)2 (r) + 2HCl (dd) → CuCl­2 (dd) + 2H2O (l)

Trong đó:

Phản ứng trung hoà (2 chất tham gia ở trạng thái dung dịch).

- Đặc điểm của phản ứng: là sự tác dụng giữa axit và bazơ với l­ợng vừa đủ.

- Sản phẩm của phản ứng là muối trung hoà và nước.

Ví dụ:

NaOH (dd) + HCl (dd) → NaCl (dd) + H2O (l)

2. Phản ứng gữa axit và muối.

- Đặc điểm của phản ứng: Sản phẩm thu được phải có ít nhất một chất không tan hoặc một chất khí hoặc một chất điện li yếu.

Ví dụ:

Na2CO3 (r) + 2HCl (dd) → 2NaCl (dd) + H2O (l) + CO2 (k)

BaCl2 (dd) + H2SO4 (dd) → BaSO4 (r) + 2HCl (dd)

L­u ý: BaSO4 là chất không tan kể cả trong môi tr­ờng axit.

3. Phản ứng giữa bazơ và muối.

- Đặc điểm của phản ứng:

+ Chất tham gia phải ở trạng thái dung dịch (tan được trong nước)

+ Chất tạo thành (Sản phẩm thu được) phải có ít nhất một chất không tan hoặc một chất khí hoặc một chất điện li yếu.

+ Chú ý các muối kim loại mà oxit hay hiđroxit có tính chất l­ỡng tính phản ứng với dung dịch bazơ mạnh.

Ví dụ:

2NaOH (dd) + CuCl2 (dd) →  2NaCl (dd) + Cu(OH)2 (r)

Ba(OH)2 (dd) + Na2SO4 (dd) → BaSO4 (r) + 2NaOH (dd)

NH4Cl (dd) + NaOH (dd) → NaCl (dd) + NH3 (k) + H2O (l)

AlCl3 (dd) + 3NaOH (dd) → 3NaCl (dd) + Al(OH)3 (r)

Al(OH)3 (r) + NaOH (dd) → NaAlO2 (dd) + H2O (l)

4. Phản ứng giữa 2 muối với nhau.

- Đặc điểm của phản ứng:

+ Chất tham gia phải ở trạng thái dung dịch (tan được trong nước)

+ Chất tạo thành (Sản phẩm thu được) phải có ít nhất một chất không tan hoặc một chất khí hoặc một chất điện li yếu.

Ví dụ:

NaCl (dd) + AgNO3 (dd) → AgCl (r) + NaNO3 (dd)

BaCl2 (dd) + Na2SO4 (dd) → BaSO4 (r) + 2NaCl (dd)

2FeCl3 (dd) + 3H2O (l) + 3Na2CO3 (dd) → 2Fe(OH)3 (r) + 3CO2 (k) + 6NaCl (dd)

MỘT SỐ  PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

1. Cân bằng phương trình theo phương pháp đại số.

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng

P2O5 + H2O → H3PO4

Đ­a các hệ số x, y, z vào phương trình ta có:

- Căn cứ vào số nguyên tử P ta có: 2x = z                  (1)

- Căn cứ vào số nguyên tử O ta có: 5x + y = z           (2)

- Căn cứ vào số nguyên tử H ta có: 2y = 3z              (3)

Thay (1) vào (3) ta có: 2y = 3z = 6x → y =  = 3x

Nếu x = 1 thì y = 3 và z = 2x = 2.1 = 2

→ Phương trình ở dạng cân bằng nh­ sau:  P2O5 +  3H2O → 2H3PO4

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng.

Al + HNO3 (loãng) → Al(NO3)3 + NO + H2O

Bước 1: Đặt hệ số bằng các ẩn số a, b, c, d tr­ớc các chất tham gia và chất tạo thành (Nếu 2 chất mà trùng nhau thì dùng 1 ẩn)

Ta có.

a Al  + b HNO3 → a Al(NO33 + c NO + b.2 H2O.

Bước 2: Lập phương trình toán học với từng loại nguyên tố có sự thay đổi về số nguyên tử ở 2 vế.

Ta nhận thấy chỉ có N và O là có sự thay đổi.

N:        b = 3a + c               (I)

O:       3b = 9a + c + b.2     (II)

Bước 3: Giải phương trình toán học để tìm hệ số

Thay (I) vào (II) ta được.

3(3a + c) = 9a + c + b.2

2c = b.2 → b = 4c → b = 4 và c = 1. Thay vào (I) → a = 1.

Bước 4: Thay hệ số vừa tìm được vào phương trình và hoàn thành phương trình.

Al  +  4 HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2 H2O

Bước 5: Kiểm tra lại phương trình vừa hoàn thành.

2. Cân bằng theo phương pháp electron.

Ví dụ: Cu  +  HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2  + NO2 + H2O

Bước 1: Viết PTPƯ để xác định sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.

Ban đầu: Cu0 → Cu+ 2 Trong chất sau phản ứng Cu(NO3)2

Ban đầu: N+ 5 (HNO3) → N+ 4 Trong chất sau phản ứng NO2

Bước 2: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố thay đổi.

Cu0 → Cu+ 2

N+ 5  → N+ 4

Bước 3: Viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử.

Cu0 – 2e → Cu+ 2

N+ 5 + 1e → N+ 4

Bước 4: Tìm bội chung để cân bằng số oxi hoá.

1 x   Cu0 – 2e → Cu+ 2

2  x  N+ 5 + 1e → N+ 4

Bước 5: Đ­a hệ số vào phương trình, kiểm tra, cân bằng phần không oxi hoá - khử  và hoàn thành PTHH.

Cu  +  4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2  + 2NO2 + 2H2O

3. Cân bằng theo phương pháp bán phản ứng ( Hay ion - electron)

Theo phương pháp này thì các Bước 1 và 2 giống nh­ phương pháp electron.

Bước 3: Viết các bán phản ứng oxi hoá và bán phản ứng khử theo nguyên tắc:

+ Các dạng oxi hoá và dạng khử của các chất oxi hoá, chất khử nếu thuộc chất điện li mạnh thì viết d­ới dạng ion. Còn chất điện li yếu, không điện li, chất rắn, chất khí thì viết d­ới dạng phân tử (hoặc nguyên tử). Đối với bán phản ứng oxi hoá thì viết số e nhận bên trái còn bán phản ứng thì viết số e cho bên phải.

Bước 4: Cân bằng số e cho – nhận và cộng hai bán phản ứng ta được phương trình phản ứng dạng ion.

- Muốn chuyển phương trình phản ứng dạng ion thành dạng phân tử ta cộng 2 vế những l­ợng t­ơng đ­ơng nh­ nhau ion trái dấu (Cation và anion) để bù trừ điện tích.

Chú ý: cân bằng khối l­ợng của nửa phản ứng.

Môi tr­ường axit hoặc trung tính thì lấy oxi trong H2O.

Bước 5: Hoàn thành phương trình.

MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

Cần nắm vững điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch.

Gồm các phản ứng:

1. Axit  +   Bazơ  → Muối    +   H2O

2. Axit  +   Muối   →  Muối mới  +   Axít mới

3. Dung dịch Muối   +   Dung dịch Bazơ  → Muối mới   +   Bazơ mới

4.  2 Dung dịch Muối tác dụng với nhau   → 2 Muối mới

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là:  Sản phẩm thu được phải có ít nhất một chất không tan hoặc một chất khí hoặc phải có H2O và các chất tham gia phải theo yêu cầu của từng phản ứng.                      

Tính tan của một số muối và bazơ.

- Hầu hết các muối clo rua đều tan ( trừ muối AgCl , PbCl2 )

- Tất cả các muối nit rat đều tan.

- Tất cả các muối của kim loại kiềm đều tan.

- Hầu hết các bazơ không tan ( trừ các bazơ của kim loại kiềm, Ba(OH)2 và Ca(OH)2 tan ít.

* Na2CO3 , NaHCO3 ( K2CO3 , KHCO3 ) và các muối cacbonat của Ca, Mg, Ba đều tác dụng được với a xít.

NaHCO3  +   NaHSO→   Na2SO4  +  H2O    +   CO2 

Na2CO3   +   NaHSO4  →  Không xảy ra

NaHCO3  +   NaOH    →  Na2CO3  +  H2O

Na2CO3   +   NaOH  →  Không xảy ra

2NaHCO3    →  Na2CO3  +  H2O   +    CO2

NaHCO3  +   Ba(OH)2    →  BaCO3  +   NaOH    +    H2

2NaHCO3  +   2KOH   →  Na2CO3  +   K2CO3  +    2H2O     

Na2CO3   +   Ba(OH)2  →  BaCO3   +    2NaOH

Ba(HCO3)2  +  Ba(OH)2   →  2BaCO3   +   2H2O

Ca(HCO3)2  +  Ba(OH)2   →  BaCO3   +    CaCO +   2H2O

NaHCO3  +   BaCl2    →  không xảy ra

Na2CO3   +   BaCl2  →  BaCO3   +    2NaCl

Ba(HCO3)2  +  BaCl2  →  Không xảy ra

Ca(HCO3)2  +  CaCl2   →  không xảy ra

NaHSO3  +   NaHSO →  Na2SO4  +  H2O    +   SO2 

Na2SO3   +   H2SO4   → Na2SO4  +   H2O    +   SO2

2NaHSO3  +   H2SO4    →  Na2SO4  +  2H2O   +   2SO2    

Na2SO3   +   2NaHSO4   →  2Na2SO4    +   H2O    +    SO2

2KOH   +   2NaHSO4   →  Na2SO4    +  K2SO4 + H2O

(NH4)2CO3   +   2NaHSO4   →  Na2SO4  +  (NH4)2SO4 +  H2O  + CO2

Fe    +    CuSO4   →  FeSO4     +   Cu

Cu    +   Fe SO4  →  không xảy ra

Cu    +     Fe2(SO4)3   →   2FeSO4   +   CuSO4 

Fe    +     Fe2(SO4)3   →   3FeSO4 

2FeCl2   +    Cl2  →   2FeCl3

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Các dạng bài tập liên quan đến phản ứng Hóa học năm 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF